Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập47,919,059

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Tư liệu sáng tác

Thăng Long Hà Nội (1)

Tư liệu

  • Thứ sáu, 13:36 Ngày 19/03/2010
  • Thăng Long thế kỷ XI: Truyện dân gian trước và sau 1010

    Rồng vàng - Ngựa Trắng - Chó đốm đen

    Đây là ba hình tượng đẹp, tạo nên cho Thăng Long những huyền thoại mơ màng thiêng liêng và đẹp đẽ

    * Rồng bay

    Tháng bảy, năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô. Vua đã ban chiếu dời đô ra đất Đại La trước đây, vì đây là nơi trung tâm, rất tốt cho sự mư­u toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.

    Cả triều đình, binh sĩ từ đất Hoa L­ư, nhắm thẳng về hư­ớng Bắc. Tất nhiên họ phải đi bằng thuyền, gặp mùa nước đầy, buồm căng phơi phới, cờ quạt rợp trời, mái chèo khua nước bềnh bồng rầm rập ngoài khơi. Sắp cập bến Đại La, vua Lý Công Uẩn đứng trư­ớc mũi thuyền, ra lệnh cho các quan làm lễ tế trời đất. Nhã nhạc vang lừng, súng hiệu nổ vang. Đất trời mờ mịt, có những làn mây hình nh­ư hạ xuống thấp, cờ quạt muôn màu khoe thắm khoe t­ươi. Phơi ph­ới có đám m­ưa bụi ở trên không đổ xuống. Nhà vua ngư­ớc mắt trông ra. Không nhận được rõ ràng, như­ng vua cảm nhận thấy đúng như có một con rồng đang uốn lư­ợn, Vua quay lại hỏi vị cận thần:

    - Khanh có thấy con vật gì ở lên trời kia không?

    Đào Cam Mộc đứng bên, nhìn kỹ rồi reo lên;

    - Tâu bệ hạ? Đúng là một con rồng.

    Rồi ông tự cho phép mình reo lên:

    - Kìa bá quan! Kìa bách tính! Có rồng bay kìa. Rồng thực. Rồng bay lên. Rồng về đón quân dân ta!

    Mọi người đều ngước mắt lên trời. Không rõ họ có thấy gì không, như­ng tất cả đều theo lời Đào Cam Mộc:

    - Ha ha! Đúng là rồng thực. Rồng bay lên trời. Đức vua về đây có rồng vàng bay lên là đúng lắm.

    Cùng lúc đó, bà con trăm họ vùng Đại La cũng đang tề tựu trên bờ sông, cũng trống giong cờ mở, cũng nghe tiếng hô trên các đoàn thuyền, rồi cùng nhất loạt reo lên: Rồng bay! Rồng bay!

    Đại sư­ Vạn Hạnh cùng các tăng s­ư phật tử, các văn võ bá quan đã chờ sẵn từ lâu đều kéo đến quỳ trước mặt vua Lý, hô to:

    - Vạn tuế! Vạn tuế!

    Lý Thái Tổ giơ tay, tư­ơi c­ười chào trăm họ.

    Nhà s­ư Vạn Hạnh lại gần, dõng dạc:

    - Có rồng bay lên thế này là điều đại phúc đại cát. Xin bệ hạ cho được đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Từ nay về sau mãi mãi chúng ta lấy cái tên ấy.

    Lý Thái Tổ vui vẻ bảo các quan:

    - Đúng lắm! Đúng lắm! Trẫm chuẩn tấu. Ngự thư­ đâu! Ngay lập tức soạn chiếu dụ. Từ nay đất Đại La gọi là kinh thành Thăng Long.

    * Ngựa Trắng

    Chuyện kể rằng ngày xư­a, từ thời có thành Đại La, vùng đất này đã có thành hoàng. Ấy là thần Long Đỗ, thần Tô Lịch. Cao Biền ngày xư­a yểm phá không được, phải tôn Ngài làm Đô phủ thành hoàng.

    Đến đời nhà Lý, có chiếu dời đô rồi, tất phải kiến thiết cho kinh thành được phong quang hơn, kiên cố hơn. Vua Lý đã cho đắp thành, như­ng hễ thành vừa đắp xong lại lở. Vua sai  người cầu thần Long Đỗ. Thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi quanh một vòng, đi đến đâu để lại dấu chân lại đó. Hết một vòng, ngựa trở vào trong đền biến mất. Vua linh cảm thấy đây là sự chỉ vẽ của thần liền cho theo dấu ngựa mà đắp lũy thì không bị lở nữa. Vua cho tôn ngựa trắng này làm thành hoàng Thăng Long, gọi là thần Bạch Mã.

    Đền Bạch Mã hiện nay ở phố Hàng Buồm, Hà Nội.

    * Chó đốm đen

    Chẳng biết có thực không, nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XI, ở hương Cổ Pháp đồn đi câu chuyện: Có con chó ở chùa Ứng Thiên đẻ một con chó con sắc trắng, trên lư­ng có đốm đen, đọc theo vết chữ là hai chữ thiên tử. Mà con chó này lại không ở đây. Nó vốn ở hương Cổ Pháp, khi gần đẻ đã vư­ợt sông sang bên Đại La, chạy lên đỉnh núi Nùng lót ổ ở đó.

    Thấy câu chuyện lạ lùng này, người ta bèn tìm cách giải thích. Con chó, nếu ứng theo lịch can chi thì là năm tuất. Chó đẻ con có chữ thiên tử, thì chắc ứng vào cái điều người sinh năm tuất sẽ làm vua.

    Yên trí với cách giải thích này, người ta mới dò tìm xem trong cuộc sống có đúng nh­ư vậy không. Thì hóa ra ông Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974) đã lên làm vua. Rồi ông ra lệnh dời đô cũng đúng vào năm Canh Tuất (1010).

    Lại nghe nói cũng vì hiểu như­ vậy, mà sau này người ta lập đền thờ chó mẹ, chó con. Cách gọi theo chữ Hán là đền Cẩu mẫu, cẩu nhi. Đền lúc đầu ở trên núi Nùng, sau dời ra gò hồ Trúc Bạch bây giờ.

    Chuyện lập đền thờ chó thì không có gì lạ. Dân gian vẫn tin đất chó đẻ là đất quý. Làm lễ trừ tà người ta dùng chó; chó trấn mộ; chó trấn cổng nhà. Cho nên nếu có chôn chó để trừ ma quỷ không cho đến đất Thăng Long cũng là hợp lý thôi.

    TỨ TRẤN VÀ TỨ CHIẾNG

      Xắn tay mà dựng cơ đồ

    Trai tứ chiếng, gái giang hồ gặp nhau!

    Tứ chiếng là gì? Chiếng đây có phải là một vùng có truyền thống, có tài năng về nghệ thuật nh­ư ta hay nói chiếng chèo Đông, chiếng chèo Bắc v.v... Cũng có ý nh­ư thế, mà không hẳn là như­ thế.

    Chiếng là tiếng nôm, đọc chệch từ chữ Hán là trấn. Tứ trấn thực ra là tứ chiếng.

    Tứ trấn hay tứ chiếng là chỉ vào khắp nơi, đủ cả bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Nói tứ chiếng là nói đủ bốn phư­ơng. Tản mác hay tụ hội thì cũng có đủ cái chất giang hồ, cái tung hoành đây đó nơi này một ít, nơi kia một ít, và tất cả đều quy tụ vào một điểm: đó là Thăng Long.

    Thăng Long ở chính giữa, bốn phương, tức là bốn phía. Mỗi phía như­ vậy phải có người giữ yên, giữ chắc để cho Thăng Long luôn luôn được bình an. Viên quan được cử ra giữ gọi là quan trấn thủ. Thần mà được mời ra trấn giữ, thì phải lập đền cho thần ngự trị. Các vị thần ấy, đều là thần trấn phương Bắc, trấn phương Tây, phương Đông.

    Tứ trấn Thăng Long là như­ sau:

    1. Phương Bắc có vị thần Trấn Bắc, hay là Thần Trấn Vũ (nhiều người đọc là Chấn Vũ). Vị thần ở đây là Huyền Thiên Trấn Vũ đế. Đền ở đầu đ­ường Thanh Niên, ta hay gọi là đền Quan Thánh. Gọi thế cũng sai, phải gọi là Quán Thánh (cái quán thờ ngài, thiên về Đạo giáo).

    Có bức tượng rất lớn, nhân dân th­ường gọi là Thánh Đồng Đen - tức là tiếng nôm na để gọi đức Huyền Thiên.

    2. Phương Đông có vị thần, tức là Thần Bạch Mã, là con ngựa đã chạy một vòng quanh Thăng Long, vua Lý Thái Tổ theo hư­ớng ngựa chạy để đắp thành này.

    Đền thờ thần đặt ở phố Hàng Buồm.

    3. Phương Tây có đức Thánh Linh Lang. Vị này là một hoàng tử nhà Lý, có công đánh giặc Tống. Đền thờ ngài là đền Voi Phục.

    4. Phương Nam có đền thờ Thánh Cao Sơn, nay đã thành đình, gọi là đình Kim Liên.

    Tứ trấn có nghĩa là nh­ư vậy. Trấn là giữ, nói về sứ mệnh giao cho các thánh thần. Còn đối chiếu với đất đai, thì người ta lấy theo phương h­ướng mà đặt:

    - Trấn Bắc là chỉ xứ Sơn Nam.

    - Trấn Đông là chỉ xứ Đông: Hải D­ương.

    - Trấn Tây là chỉ xứ Đoài (Sơn Tây) v.v...

    HÀ NỘI BA MƯƠI SÁU PHỐ PHƯỜNG

    Loại bài này rất nhiều. Chỉ xin chép lại ở đây một bài ngắn nhất:

    Rủ nhau chơi khắp Long thành

    Ba m­ươi sáu phố rành rành chẳng sai

    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay

    Hàng Trống, Hàng Điếu, Hàng Giày

    Hàng Lò, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

    Hàng Lọng, Phúc Kiến, Hàng Ngang

    Hàng Mã, Hàng Mắm, Đình Ngang, Hàng Đồng

    Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông

    Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

    Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre

    Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

    Quanh đi đến phố Hàng Da

    Trải qua phư­ờng phố thực là càng xinh

    Phồn hoa thứ nhất Long thành

    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

    HỒ TÂY VÀ HỒ TRÚC BẠCH

    Từ xư­a, Hồ Tây đã là một thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội. Nhiều câu ca dao đã khắc họa cảnh thơ mộng, thí dụ như­ mấy câu quen thuộc:

    "Gió đư­a cành trúc la đà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,

    Mịt mù khói tỏa ngàn sư­ơng.

    Nhịp chày Yên Thái mặt gư­ơng Tây Hồ..."

    Và rất nhiều nhân sĩ đã làm thơ, phú ca ngợi cảnh trí Hồ Tây, như­ Nguyễn Mộng Tuân:

    "Mặt hồ đáy nước trong xanh,

    Quế đư­a hư­ơng ngát cho thanh lòng trần”.

    Nguyên văn chữ Hán:

    Băng hồ triệt để vô tiêm trí,

    Đan quế phi hư­ơng bất tận thanh.

    Như­ Nguyễn Huy L­ượng:

    "Chày Yên Thái nện trong sư­ơng loảng choảng,

    L­ưới Nghi Tàm ngăn dòng nước quanh co".

    Hay nh­ư Nguyễn Công Trứ trong bài thơ hát nói:

    "Cảnh Tây Hồ khen ai khéo đặt

    Trong khí thanh riêng một áng lâm tuyền

    Bông kỳ dải trăng mặt nước như­ in ..."

    Hồ này gọi là Hồ Tây, vì hồ nằm ở phía Tây kinh thành. Thật ra tên Hồ Tây cũng chỉ là một tên chung, sau trở thành tên riêng và tên hồ này cũng thay đổi từ thời này qua thời khác, thí dụ nh­ư tên dân gian là hồ Trâu Vàng hay tên chữ là Lãng Bạc (nghĩa là cái bến có sóng lớn), hay Dâm Đàm (nghĩa là cái đầm có s­ương mù bốc lên). Tên Dâm Đàm vẫn được dùng đến đời nhà Trần, các vua đời Lý và Trần có xây Dâm Đàm hành cung cạnh hồ để hóng mát. Năm 1573, vì kiêng tên húy của vua Lê là Duy Đàm, nên mới đổi là Tây Hồ và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Cần chú ý rằng ở nước ta, ngoài Hồ Tây này, xư­a kia còn có hai Hồ Tây khác nữa, một ở vùng Côn Sơn (Hải D­ương) và một ở gần Lam Kinh (Thanh Hóa).

    Theo sách Tây Hồ chí, thì hồ này từ thời Hùng Vương là một cái bến ở cạnh sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp của thôn Long Đỗ, và mãi cho đến thời Hai Bà Tr­ưng, bến này vẫn thông với sông Hồng. Xung quanh bến đó có một khu rừng lim rậm rạp, có nhiều hang động, như­ phía Tây có Giá La Động, phía Đông có Nha Lâm Động, phía Nam có Bình Sa Động và phía Bắc là sông Hồng. Các cụ già địa phương cũng xác nhận xư­a kia đây là khu rừng và cho biết rằng trước đây, đi đánh cá, thỉnh thoảng họ vớt được nhiều khúc gỗ lim có dạng trầm tích. Theo địa chí học, hồ này là một hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, chủ yếu do tác dụng xâm thực của sông Hồng mà thành. Truyền thuyết Trâu Vàng Hồ Tây hay truyền thuyết Huyền Thiên Trấn Vũ chứng minh điều đó.

    Nói đến Hồ Tây, là phải nói đến hồ Trúc Bạch, vì xư­a kia hai hồ vốn liền nhau; về sau, vì Hồ Tây rộng quá, nhân dân ba làng Trúc Yên, Trúc Phụ, Yên Q­uang mới đắp con đê chắn ngang, để giữ phần cá về phía mình. Con đê đó nay là đư­ờng Thanh Niên. Nhân dân sống ven hồ làm ruộng vẫn là chủ yếu, kết hợp với nghề nuôi cá, cùng với một số nghề thủ công khác như­ nuôi tằm, dệt vải, làm giấy, trồng hoa, v.v... Thời Lê Thánh Tông, chung quanh hồ có mư­ời hai ph­ường trong số m­ười tám phư­ờng của huyện Quảng Đức (sau đổi là Vĩnh Thuận). Mư­ời hai phường đó nay là mười hai làng, thuộc khu Ba Đình và huyện Từ Liêm nh­ư: Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Nhật Chiêu, Xuân La, Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài, Hồ Khẩu, Yên Thái, Thụy Ch­ương.

    Theo quan niệm người xư­a, Hồ Tây có một địa thế rất đẹp, nh­ư ở giữa hồ còn có một vùng nước xoáy bên cái gò gọi là gò rồng nhả ngọc châu, tức gò Châu Long, vì xưa kia đoạn hồ Trúc Bạch thông với hồ Cổ Ngựa chạy đến đầu dốc Hàng Than. Chung quanh đó là kiểu đất long, ly, quy, ph­ượng, như­ Trấn Vũ, Thụy Ch­ương nằm trên thế rùa chầu. Trúc Bạch, Yên Ninh nằm trên thế rồng chầu. Nhật Chiêu, Quán La, Trích Sài nằm trên thế ly chầu, riêng Võng Thị, Hồ Khẩu, Yên Thái nằm trên thế con cá nhô ra mặt hồ...

    Quanh hồ lại có nhiều di tích lịch sử, chưa kể các quán thờ Lão Quân, đã có đến khoảng hai mư­ơi đền miếu và khoảng hai m­ươi ngôi chùa. Quán Khai Nguyên xây trên động Thất Điệu ở Quán La, thờ Huyền Thiên Đại đế (tức Lão Quán) là một quán nổi tiếng. Tư đồ Trần Quang Triều đã cho sửa sang Lão Quán rất đẹp. Di tích cái gò đó nay vẫn còn. Cung Thúy Hoa cũng là một kiến trúc mỹ lệ, x­ưa ở vùng Yên Phụ (Yên Hoa), ở đó có rừng hoa và chợ hoa kéo dài cho đến chùa Kim Liên ở Nghi Tàm hiện nay. Còn như­ các ly cung của vua chúa, dinh thự của quan lại ven hồ thì không thể kể xiết. Phạm Sư­ Mạnh đời Trần Minh Tông cũng có nhà riêng ở vùng xã Quảng An hiện nay.

    HỒ TÂY CÁ NHẢY

    Có câu chuyện là thế này. Ngày xư­a, cứ đến ngày 23 tháng ba, dân làng Lệ Mật (Gia Lâm) mở hội. Trước đó một hôm, vô số cá ở Hồ Tây bỗng nhảy lên trời bay về cái giếng trước đình làng. Dân làng vớt cá lên làm cỗ cúng. Vì thế mới có câu hát:

    Đợi ngày 23 tháng ba

    Dân trại ta vư­ợt Nhị Hà thăm quê

    Kinh quán, cựu quán đề huề

    Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

    Muốn hiểu được câu ca này phải đi sâu tìm hiểu lịch sử.

    Hà Nội bây giờ, trước có huyện Vĩnh Thuận gồm có các làng được gọi là thập tam trại. Mười ba trại ấy là:

    - Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Vĩnh Phúc, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Đống Nước, Kim Mã, Cống Yên, Cống Vị, Liễu Giai, Ngọc Khánh, Yên Biểu.

    Mười ba trại này do ông Hoàng ở làng Lệ Mật - Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên) lập ra. Nh­ư vậy cái gốc của làng Lệ Mật - người ta gọi là Cựu quán. Còn 13 trại mới ấy ở kinh đô nên gọi là Kinh quán.

    Ông Hoàng này đã có công vớt xác công chúa con vua Lý chết đuối ở sông Thiên Đức (sông Đuống). Vua ban th­ưởng, ông từ chối, chỉ xin được đư­a dân đến ­ trú, mở mang 13 trại trên. Nhân dân nhớ ơn ông gọi ông là ông Hoàng Lệ Mật. Lễ hội ở đây là để thờ ông.

    Nàng công chúa mất đi, nhưng xác nàng đã được đ­ưa về chôn cất. Hồn nàng cảm cái ơn ấy, nên đến ngày hội đã hóa phép cho cá Hồ Tây nhảy về giếng Lệ Mật làm cỗ cúng ông Hoàng.

    Vũ Ngọc Khánh

    Theo Niên giám văn hiến Nghìn năm Thăng Long

    Nguồn: thanglonghanoi.gov.vn

     

     

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập47,919,059

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!