Tìm kiếm
Lượt truy cập
- Tổng truy cập52,990,966
Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam
Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.
*Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...
Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.
WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)
Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.
The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.
Enjoy life, enjoy Arita experience!
Đọc nhiều nhất
- Phạm Hổ - Thơ viết cho nhi đồng
- Người của giang hồ (5): Lâm Chín ngón
- Thuật quan sát người (4)
- Người của giang hồ (11): Hải bánh
- Người của giang hồ (8): Huỳnh Tỳ
- Thuật quan sát người (2)
- Vài nét về tục Cúng Mụ, đầy tháng, thôi nôi
- Vài tư liệu về Tục thờ Thánh Mẫu
- Chùm thơ về Tây Nguyên
- Chuyện Sọ Dừa
Ký
Làng Yên vốn thuộc vùng chiêm trũng. Ngày trước các cụ vật đất đắp nền nhà để tránh ngập, hết đời nọ đến đời kia, dần dần hình thành một hệ thống ao chuôm đủ loại. Có điều, dân quê tôi không mấy nhà nuôi cá mà chỉ thả bèo cái(1) nuôi lợn. Cá trong ao là cá tự nhiên, sau những trận mưa ngập đồng, nhiều vô kể.
Những năm ấy thường mưa thuận gió hòa, ít khi gặp đại hạn cháy đồng hoặc những cơn hồng thủy dữ dằn làm vỡ đê, ngập trắng cả một vùng dân cư. Nhà nông cứ đến trung tuần tháng ba âm lịch là được đón trận mưa đầu mùa cùng với tiếng sấm động rùng rùng, đánh thức đồng chiêm bừng tỉnh sau những chuỗi ngày trời đất âm u như còn dùng dằng chưa muốn chia tay với tiết xuân.
Sau cơn mưa đâu đâu cũng có nước. Nước từ sân nhà, từ đường làng, từ các cống rãnh chảy xuống ao hồ. Cá rô xót mắt rủ nhau leo ngược bờ tìm lối thoát. Đám trẻ con, chẳng ngại đêm tối, đứa nào đứa ấy, xách đèn chai(2) hoặc thắp đuốc, men theo các triền ao, đón lõng những chỗ nước chảy, vồ một lúc thì đầy giỏ. Cá rô leo thường theo đàn, có những con rất to, đen bóng hoặc vàng nhạt, dùng mang và vây bụng tựa vào gờ đất đẩy thân mình lên với tốc độ khá nhanh. Có chú đã kỳ công ngược dốc cao hàng hai ba thước, sắp đến mặt đường lại bị rơi tõm xuống ao. Lũ rô ron(3) cũng không chịu kém, tuy chưa đủ sức theo các bậc đàn anh nhưng cũng đua nhau uốn mình nhảy vọt lên khỏi đám bèo ong (4) mừng nước mới, làm bọn ễnh ương, nhái bèo đang phồng mang thổi kèn một phen hoảng hồn.
Mưa rào ban đêm, cá rô nhảy từng bậc cầu ao ngoi lên tận sân gạch Bát Tràng. Sáng hôm sau mới biết, chú mèo mướp, xưa nay tuy rất lười, suốt ngày chỉ nằm ngủ rên hừ hừ, tha vào góc bếp cả chục con, toàn loại rô đực cỡ chuôi dao, chắc là để chén dần...
Tháng sáu vào mùa thả rọ. Rọ là thứ công cụ hình trụ tròn, đan bằng nan tre già, đường kính cỡ 15 cm, dài khoảng 85 cm, phía dưới ken hom, để chừa một đoạn nan chuốt nhọn chừng 20 cm, bẻ 3 nan làm cửa, phần trên buộc túm lại trống giống như đầu quả đạn pháo 130 ly. Thóc ngâm chua là thứ mồi đặc biệt hấp dẫn cá rô đồng. Có đủ đồ nghề rồi, ta chỉ việc chọn những chỗ kín đáo nhưng phải thoáng mát ở chân ruộng trũng hoặc ao, đìa, đầm, ngòi mà mớn nước sâu độ ba, bốn mươi phân, moi ít đất đắp thành vùng như chiếc bát con, thả một nhúm thóc, cắm chân rọ trùm lên là xong việc.
Ngày hôm sau, cũng vào giờ ấy, các ông chủ rọ lại lững thững ra đồng, vai quàng giỏ, tay xách túi mồi. Họ lần lượt đổ cá, thả thóc vào chỗ cũ rồi lại cắm rọ lên. Cá rô thường ăn theo đàn. Con đầu ngửi thấy mùi thóc ngâm, lượn lờ xung quanh vài vòng sau đó chui vào cửa rọ ăn lấy ăn để, được một lúc, theo thói quen ngoi lên thở, vô tình húc đầu qua lớp hom. Đó là thứ hom tre nan tròn được đan như hình cái phễu, chỉ lên mà không lối xuống. Vậy là lần lượt từng con tự nguyện chui vào cái bẫy theo một quy trình thật đơn giản mà loài người tinh khôn đã tính sẵn cho chúng. Có những đàn hàng trăm con chen chúc nhau, con trước chưa nhấm được chút mồi nào đã bị con sau đẩy lên, thành thử, chỉ trong chốc lát, những chàng rô béo múp đã nằm gọn trong rọ, tha hồ mà ngớp, đến lúc ấy mới biết mình bị lừa...
Nhưng làm rọ là một chuyện, còn có bẫy được cá theo "quy trình công nghệ" như trên lại là chuyện hoàn toàn khác. Làng Yên có đến ba tay sát thủ khét tiếng, chiếm lĩnh hầu hết diện tích mặt nước ao chuôm trong cả hai thôn cũng như ngoài đồng mà anh Ba Cò là số một. Ba Cò người cao lêu đêu như cây cà kheo, mỗi bước đi lại giật một cái giống hệt người mắc chứng kinh phong nhưng lại là chuyên gia thượng thặng trong nghề thả rọ. Ba Cò cùng với Trịnh Doãng chuyên thả ống lươn và Bảy Gù giấm rọ cá trê là niềm tự hào của dân Ba Tổng với biệt danh "Tam hùng". Địa bàn hoạt động chính của Ba Cò là Ao Quan, Ao Lịnh và con ngòi dài chạy suốt từ chùa Trăm Gian đến địa giới làng Đông. Buổi chiều, anh Ba khoác đồ nghề đi, thế nào sáng hôm sau chị Cò cũng có lưng lửng sề cá rô bán ở chợ Huyện.
Lúc bấy giờ còn là học trò cấp hai, chúng tôi phục Ba Cò lắm, bèn rủ nhau chặt tre, bắt chước người lớn đan rọ, ngâm thóc rồi cũng mang ra đồng thả. Chiều hôm sau, tôi và thằng Dự hí hửng ra đồng, hy vọng kiếm được bữa canh. Chằng ngờ, mồi vẫn còn nguyên. Không một chú cá nào thèm đếm xỉa đến thứ bẫy đã mất khá nhiều công sức, kể cả đứt tay máu chảy nhoe nhoét của chúng tôi. Sau vài lần xách đồ nghề về không như thế, anh Ba Cò biết chuyện, cười nhạo:
- Còn phải tốn nhiều cơm gạo đấy anh bạn ạ. Làm nghề này phải được "ngư thần" cho ăn lộc, nếu không, chỉ có thể bắt được cá trong...nồi!
Tôi tức lắm, đợi trời tối, đến rủ thằng Dự ra Đồng Quan nhấc liền mấy chiếc rọ của Ba Cò. Đổ cá xuống ruộng xong, chúng tôi lại cắm đúng chỗ cũ, không để lại dấu vết, vậy mà trưa hôm sau anh ta đến gọi cổng chỉ đích danh tôi là thằng ăn trộm. Bố tôi dữ đòn, lại sẵn lòng tự trọng của một ông đồ nhà quê chữ nghĩa thánh hiền dở dang, chẳng nói chẳng rằng, rút ngay roi mây nện cho một trận nhớ đời. Từ đấy tôi đâm sợ những chiếc rọ...
*
* *
Tháng tám lúa trổ cờ, hoa rơi lả tả xuống mặt nước sóng sánh. Ấy là lúc trời vào thu. Khắp cánh đồng thoang thoảng hương thơm man mác bởi những ngọn heo may đầu mùa xao xác thổi về. Đến đầu tháng chín thì lúa dần dần đông sữa. Nước ruộng cạn dần. Tiết trời se lạnh. Đây là thời điểm định kỳ hàng năm thu hoạch một vụ cá lớn mà phương tiện đánh bắt lại vô cùng đơn giản. Người ta tìm những chân ruộng cao còn nhiều nước, xẻ mấy bờ thông nhau, sau đó khoét một hố phía dưới, dài rộng chừng mét rưỡi, sâu khoảng năm, sáu mươi phân phía ruộng trũng liền kề rồi đắp gờ bao quanh. Ban đêm, dùng ống tre bắc ngang hố (có nơi gọi là "khăm") cho nước chảy vọt qua từ ruộng trên xuống ruộng dưới.
Tập tính của rô đồng là, vào tiết heo may, nghe tiếng nước chảy là đua nhau nhảy. Cứ như thế, lần lượt từng con, nhiều khi cả đàn, uốn mình ...vượt vũ môn. Cái hố lúc ấy trở thành cái bẫy chết người. Chưa đầy một canh giờ, chủ "khăm" đã nhặt được hàng thúng đủ loại thủy tộc mà "cư dân" chính phải kể đến cá rô và cá chuối (cá quả). Không khí đua tài làm xiếc nhộn nhịp đến mức, thỉnh thoảng một vài chàng trê choai choai, vốn là loài ăn chìm, cũng cố lao vọt lên nhưng rồi lại rơi tõm xuống.
Sáng ra, khắp các chợ Rồng, chợ Đình, chợ Từ Đường, chợ huyện Thanh Lâm bày la liệt những cá là cá. Nhiều phiên bán ế, các bà các chị đành mang về mổ ruột, đánh vẩy phơi khô hoặc kho tương rồi bỏ ra hong nắng, sau đó dồn vào chum sành nút lá chuối khô cất đi làm thức ăn cho những ngày giáp vụ.
Rô đồng tuy lắm xương nhưng thuộc loại ngon nhất trong các loài cá nước ngọt. Từ rô có thể chế biến thành những món ăn rất đặc trưng của vùng đồng chiêm. Rô ron(4) rán ròn là món khoái khẩu của cánh đệ tử thần Lưu Linh(5) , mỗi tợp một con, chấm với nước mắm cốt dầm ớt, cay xé miệng, vừa nhai vừa xuýt xoa, có thể "đi" được hàng lít "cuốc lủi". Rô to kho khế hoặc trám trắng với tương. Món này phải om bằng nồi đất làng Quao (Lâm Xuyên, Phú Điền), ủ trấu, qua vài canh giờ, cá mềm, khế ngả sang màu vàng sẫm, nếu là trám rừng thì chuyển màu nâu, tỏa mùi thơm quyến rũ. Ngon nhất là những miếng cháy cạnh. Lũ em tôi, khi ăn cơm nguội luôn tranh nhau khế cháy, cạy vỡ cả nồi. Ngày ấy, nồi Quao hai, ba xu một chiếc, vỡ lại mua, chẳng tiếc.
Tháng chín, tháng mười ta thì cá rô luộc, gỡ xương nấu canh cải với gừng. Cá vào thời điểm này vẫn còn nhiều con mang trứng. Trứng rô nhỏ như đầu tăm, vàng nhạt, kết thành bọc vừa thơm vừa béo. Nhà đông người mỗi bữa nấu hẳn một sanh(6) đồng. Thịt cá trắng ngà, thơm phức. Từng hạt trứng lốm đốm nổi bồng bềnh giữa đám rau cải đắng non xanh biếc lấp loáng mỡ, bốc hơi mù mịt, quyện với hương gừng thành một thứ mùi đặc biệt hấp dẫn của những bữa cơm nhà quê đạm bạc đã nuôi chúng tôi lớn lên từ lũy tre làng.
Mấy chục năm xa làng Yên, thỉnh thoảng có dịp trở về, tôi lại bâng khuâng thấy tiếc cái thủa ngày xưa ấy. Đồng Quan, Mả Đá, Mả Gạch, Đồng sau..., bây giờ toàn cấy lúa cao sản ngắn ngày, chẳng còn thứ ba giăng, tám dảnh, tám muộn hay dự hương nữa. Từ gần đến xa, nhìn đâu cũng thấy những thửa ruộng manh mún, tuy lúa tốt bời bời nhưng hạt gạo nhạt nhẽo do không đủ thời gian tích lũy linh khí của trời đất, và nhất là, chẳng còn lũ cá rô đớp màu óc ách dưới chân lúa mỗi độ heo may rải đồng. Nhà nông bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng vô tội vạ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cực độc nhập thoải mái từ "nước lạ" qua đường tiểu ngạch. Rất nhiều loại cá tự nhiên đã tuyệt chủng, đến nỗi, thằng cháu tôi, đang học lớp 6, không biết con cá mại bầu (vốn chỉ để nướng cho mèo ăn) như thế nào, phải gõ Google tìm mới thấy.
Phải chăng, đã ở vào cái tuổi "Tửu trái tầm thường hàng xứ hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy"(7), tôi hay lẩn thẩn hoài niệm vê chuyện ngày xưa dù biết rằng nó chẳng bao giờ trở lại...
ĐVS.
___
(1) - Bèo cái: Tên khoa học là Pistia stratiotes, sống trên mặt nước, là một loại cây lâu năm một lá mầm với các lá dày, mềm tạo ra hình dáng giống như một cái nơ. Các lá có thể dài tới 14 cm và không có cuống, có màu xanh lục nhạt. Nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường dùng loại bèo này nuôi lợn.
(2) - Đèn chai: Là loại đèn thắp dầu hỏa, bóng làm bằng vỏ chai được cắt phần đáy, có quai xách.
(3) - Rô ron: Cá rô nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, còn gọi là rô hạt bưởi.
(4) - Bèo ong: Tên khoa học là Salviniaceae, sống trên mặt nước, trong đó có một họ bèo ong nhiều nhánh, mỗi nhánh một lá ken sít nhau trông giống như tổ ong.
(5) - Lưu Linh: Thần rượu (theo thần thoại Tàu).
(6) - Sanh: Một loại chảo đáy phẳng bằng đồng điếu hoặc đồng thau miệng loe, có hai quai, ngày xưa dùng để nấu canh.
(7): Thơ Đỗ Phủ, bài "Khúc Giang nhị thủ"
Tìm kiếm
Lượt truy cập
- Tổng truy cập52,990,966
Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam
Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.
*Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...
Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.
WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)
Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.
The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.
Enjoy life, enjoy Arita experience!
Đọc nhiều nhất
- Phạm Hổ - Thơ viết cho nhi đồng
- Người của giang hồ (5): Lâm Chín ngón
- Thuật quan sát người (4)
- Người của giang hồ (11): Hải bánh
- Người của giang hồ (8): Huỳnh Tỳ
- Thuật quan sát người (2)
- Vài nét về tục Cúng Mụ, đầy tháng, thôi nôi
- Vài tư liệu về Tục thờ Thánh Mẫu
- Chùm thơ về Tây Nguyên
- Chuyện Sọ Dừa