Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập52,208,971

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Lý luận phê bình văn học

Sophocle và vở bi kịch Oedipus làm vua

Tư liệu sưu tầm

  • Thứ ba, 10:32 Ngày 10/08/2021
  • *Nhấn chuột vô đây đọc Tiểu sử Sophocle

    *NHấn chuột vô đây đọc Tác phẩm Oedipus làm vua đã được post thành 3 kỳ:     Kỳ 1        Kỳ 2          Kỳ 3

    Bi kịch “Oedipus làm vua” của Sophocle mang một giá trị  nhân văn sâu sắc, phản ánh được những đặc điểm xã hội của Hi Lạp lúc bấy giờ. Con người dưới sự chi phối của thần linh trở nên bất lực trước số phận của mình. “Oedipus làm vua” bắt đầu bằng một lời sấm truyền và kết thúc bởi một bi kịch dữ dội chính vì thế cả vở kịch là sự thống nhất giữa tư tưởng nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

    Sophocles (496- 406 TCN) là tác gia bi kịch của thời kỳ nền dân chủ phồn vinh ở Hi lạp cổ đại.Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và thế lực, được hấp thụ một nền giáo dục toàn diện và sớm có năng khiếu thơ ca. Tương truyền năm 16 tuổi, ông đã chơi đàn lia trong dàn nhạc chào mừng những người chiến thắng Xalamin trở về trong đó có Eschyle.

    Sophocles sáng tác tất cả 123 vở, đến nay chỉ còn lại 7 vở: Ajax giận dữ, Những người phụ nữ Trachinie, Philoctète, Édipe ở Colone, Antigne, Electra và Édipe làm vua.

    Bi kịch ra đời với Eschyle, trưởng thành, hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao nhất của nó với Sophocle.Sophocle là người đã tăng thêm vai diễn thứ ba, là người nâng số lượng đội đồng ca từ 12 lên 15 người.Ông cũng là người phát minh ra bối cảnh sân khấu và bỏ loại hình bộ ba vở kịch liên hoàn.Nhân vật của Sophocle bao giờ cũng tỉnh táo, sáng suốt và giàu nghị lực, mà tình cảm vẫn sâu sắc, dạt dào.Aristole nhận định: “Sophocle miêu tả con người không phải như nó đang tồn tại mà như nó phải vươn lên”.Bi kịch của Sophocle mang đạo lý sâu sắc, là những bài học tốt cho việc xây dựng tính cách con người.

    Vở bi kịch “ Oedipus làm vua”

    Tại thành Thebes xinh đẹp, đức vua Laius cùng hoàng hậu Jocaste kết hôn đã lâu xong chưa có con.Họ bèn đến đền thờ thần Apolllo để cầu tự.Thần phán rằng họ sẽ có con trai nhưng đứa con ấy khi lớn lên sẽ giết cha lấy mẹ.Để tránh tai hoạ ấy, khi đứa bé vừa chào đời, Laius sai người giết đi. Xót thương đứa trẻ vô tội, người nô lệ trao nó cho một người chăn cừu xứ Corynth.Vì không có con nên vua xứ này này nhận đứa trẻ làm con nuôi.

    Một ngày kia tin đồn Oedipus không phải là con ruột của nhà vua tới tai chàng. tìm đến đền thờ thần Apollo tìm lời giải đáp.Thế nhưng thay vì giải đáp thần lại phán sau này chàng sẽ giết cha và lấy mẹ.Sợ hãi tột độ, Oedipus rời Corynth đi về phía Thebes.Tại một ngã ba đường, chàng xích mích với một đoàn người.Chàng giết chết tất cả trong đó có một ông già, chỉ có một người chạy thoát.

    Lại nói, ở Thebes lúc này đang mắc phải một tai hoạ.Một con quái vật đưa ra một câu đố nếu không giải được câu đố của nó thì mỗi ngày nó sẽ ăn một người. Oedipus giải được câu đố, quái vật chết, chàng lên làm vua và lấy hoàng hậu làm vợ.

    Ít lâu sau, thành Thebes xảy ra dịch bệnh.Trong quá trình đi tìm nguồn gốc của dịch bệnh, Oedipus khám phá ra thân phận thật sự của mình.Chàng hiểu rằng chính chàng là nguyên nhân dẫn tới dịch bệnh (vì chàng đã phạm tội giết cha lấy mẹ).Người anh hùng xưa nay bỗng trở thành tên giết người tàn bạo. Oedipus tự chọc mù hai mắt và rời bỏ ngai vàng.

    Bi kịch “Oedipus làm vua” của Sophocle mang một giá trị  nhân văn sâu sắc, phản ánh được những đặc điểm xã hội của Hi Lạp lúc bấy giờ. Con người dưới sự chi phối của thần linh trở nên bất lực trước số phận của mình. “Oedipus làm vua” bắt đầu bằng một lời sấm truyền và kết thúc bởi một bi kịch dữ dội chính vì thế cả vở kịch là sự thống nhất giữa tư tưởng nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Sophocle dưới cái nhìn khách quan đã xây dựng hình tượng nhân vật Oedipus như một con rối trước định mệnh của cuộc đời dù cho có trốn chạy thì số mệnh đã được định đoạt. Trong vở kịch chân dung con người Hi lạp cổ được tái hiện dưới cái nhìn bi kịch và một vấn đề được đặt ra:con người có thể chiến thắng số phận khi chiến thắng được thế lực thần thánh tức là chiến thắng được cái tư duy sai lệch về sự chi phối của thế lực siêu nhiên trong cuộc đời. Bi kịch “Oedipus làm vua”  đã kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn tồn tại trong suy nghĩ của bao thế hệ con người, nhưng dù ở nhận định nào thì cũng không thể phủ định các giá trị tư tưởng, nghệ thuật trường tồn của nó.

    SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG VỞ BI KỊCH “OEDIPUS LÀM VUA”

    Sự chi phối của số phận lên cuộc đời Oedipus

    Số phận con người và nỗi hoài nghi, ám ảnh về nó luôn là những chủ đề chính đối với các kịch tác gia Hi Lạp thời cổ đại trong việc sáng tác. Trong đó, tiêu biểu nhất là những vở bi kịch mà người đặt nền móng đầu tiên cho nó chính là Etsylo. Sophocle, bằng việc đưa ra hình mẫu đầu tiên về bi kịch tâm lý, bi kịch tính cách, đã nâng nghệ thuật bi kịch lên thành một thể loại hoàn chỉnh làm cho nền văn hóa Hy Lạp trở nên đặc sắc và phong phú hơn.

    Hi Lạp cổ đại vốn là một nước có nền văn minh đồ sộ và đặc sắc. Đây chính là một trong những cái nôi của nền văn mình nhân loại với những thành tựu rực rỡ. Trong quá trình hình thành và phát triển, Hi Lạp cổ đại tồn tại những đặc trưng riêng biệt mà nổi bật là sự tôn sùng thần linh một cách bậc nhất và toàn vẹn.Chính niềm tin vào sự mầu nhiệm ở đấng chí thánh chí tôn một cách tuyệt đối mà người Hi lạp cổ đại cho rằng số phận con người gắn liền với sự định đoạt của thần linh.Khi gặp khó khăn họ thường đến cầu thần linh, xin lời chỉ dẫn và thực hiện theo lời ấy mà không chút nghi ngờ.Vì lẽ đó mà họ đã vô tình gây ra cho cuộc đời mình những bất hạnh, những sai lầm không sao cứu chữa được.Trong lịch sử văn học Hi lạp đã có một trường hợp như thế.Đó là trường hợp của Oedipus trong vở bi kịch“Oedipus làm vua”  của Sophocle.

     “Oedipus làm vua” là vở bi kịch tiêu biểu cho số phận con người, và Oedipus chính là nhân vật điển hình cho bi kịch của Sophocle. Số mệnh chi phối toàn bộ cuộc đời của Oedipus. Nó như một người vô hình luôn theo sát, chực chờ xô đẩy Oedipus vào những cạm bẫy đã được giăng sẵn. Mở đầu vở kịch, Oedipus hiện lên với hình ảnh của một vị vua anh minh, hiền đức, luôn nghĩ tới lợi ích của thành bang và hạnh phúc của nhân dân. Khi thành Thebes vướng vào dịch bệnh, Oedipus đã cho Creon tới đền Delphes xin thần Apollo một lời giải đáp thì thần phán rằng phải tìm ra kẻ đã giết tiên vương Laius và giết đi thì thành bang mới thoát khỏi dịch bệnh. Để tìm kẻ giết người, Creon đã đưa nhà tiên tri Tiresias đến gặp Oedipus. Qua lời Creon, Oedipus biết được đây là một nhà tiên tri thông thái, nhưng, sau nhiều lần gặng hỏi về kẻ giết vua Laius, Tiresias một mực không chịu nói. Oedipus đã dùng những lời lẽ khinh miệt dồn ép buộc Tiresias phải nói. Cuối cùng, ông cũng nói ra sự thật, chính Oedipus chính là kẻ sát nhân. Tức giận trước lời vu khống vô căn cứ của Tiresias, Oedipus lại tiếp tục hồ nghi về việc Creon và Tiresia cấu kết với nhau nhằm chiếm đoạt ngôi báu của mình. Oedipus và Creon cự cãi hồi lâu, mâu thuẫn mỗi lúc một nhiều thì Jocaste từ ngoài bước vào. Hoàng hậu khuyên Oedipus nên tin lời nói của Creon và bỏ ngoài tai những lời sấm truyền tiên tri vì bà cho rằng không có lời sấm truyền nào là đáng tin cậy. Để minh chứng cho lời mình nói, bà thuật lại cho  Oedipus nghe việc thần Apollo đã phán vua Laius sẽ chết dưới tay đứa con trai do chính bà sinh ra nhưng thực tế lại cho thấy cái chết của vua Laius là do bọn cướp đường gây ra. Điều hoàng hậu nói không những không làm cho Oedipus yên tâm mà trái lại còn khiến chàng hoài nghi và lo lắng nhiều hơn. Oedipus liên tục hỏi hoàng hậu Jocaste nhiều câu về cái chết của vua Laius rồi lại hỏi về diện mạo của nhà vua. Khi nghe hoàng hậu nói Laius giống Oedipus, Oedipus vô cùng hoảng sợ, đang hoang mang trong cơn khủng hoảng tinh thần thì số hận phái người đưa tin từ Corynth tới. Người đưa tin tới báo cho Oedipus rằng vua Polybus đã chết. Nhà vua chết vì bệnh. Trước cái chết của người cha nuôi mà chàng luôn nghĩ là cha ruột, chàng đã thở phào nhẹ nhõm vì lời sấm truyền là không có thật, chàng không phải là kẻ giết cha và lấy mẹ. Thế nhưng, mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó, số phận lại xúi giục người đưa tin nói ra sự thật Oedipus không phải là con ruột của vua Polypus. Năm xưa, người đưa tin nhận Oedipus từ tay một người nô lệ ở thành Thebes và vua Polypus đã nhận chàng về nuôi. Bất ngờ trước lời nói của người đưa tin, Oedipus lo sợ tột độ nhưng vẫn quyết tâm tìm cho ai sự thật về thân thế của mình.Oedipus đòi gặp người chăn cừu và, như sự an bài của số phận, hắn nói ra toàn bộ sự thật đưa vở bi kịch lên tới đỉnh điểm.

    Qua vở bi kịch “Oedipus làm vua”, chúng ta có thể thấy, ẩn chứa sâu bên trong cuộc đời của Oedipus là sự chi phối và làm chủ của số mệnh. Ngay từ lúc Oedipus chưa sinh ra, chàng đã phải chịu lời sấm truyền từ các vị thần linh. Mãi đến sau này, những lời sấm truyền đó cứ mãi đi theo chàng, ám ảnh chàng từ ngoài thực tế đến cả trong giấc mơ khiến chàng rời bỏ Corynth như một cuộc trốn chạy số phận của mình. Chàng tìm đủ mọi cách để ngăn chặn điều đó xảy ra, nhưng chính điều đó đã đưa chàng đến với bi kịch của số phận. Trong toàn bộ vở bi kịch, không chỉ Oedipus là người trốn tránh số phận mà chính vua Laius và hoàng hậu Jocaste cũng làm điều đó khi quyết định vứt bỏ đứa con của mình. Mọi nỗ lực trốn tránh số phận dường như là vô nghĩa khi thực tế đã chứng minh rằng tai họa vẫn xảy ra. Thoạt nhiên, đọc “Oedipus làm vua” ta dễ thấy được vai trò quyết định của số mệnh đối với đời sống con người. Con người dường như thật nhỏ bé giữa cuộc đời, bất lực trước số mệnh.Nhưng nếu viết “Oedipus làm vua”  chỉ để đề cao vai trò của số mệnh thì xem ra đó không phải là sở trường của Sophocle.

    Tội ác vô ý thức và sự trừng phạt có ý thức

    Số mệnh gieo rắc vào cuộc đời của Oedipus  một tai họa khủng khiếp, Oedipus giết cha lấy mẹ mà không hề hay biết. Xét về lí, Oedipus là tên tội phạm tàn ác, nhưng xét về tình Oedipus là nạn nhân của số mệnh. Thử hỏi Oedipus đã làm gì mà chịu sự trừng phạt của thần linh? Từ lúc Oedipus sinh ra đã phải gánh chịu lời sấm truyền, vậy Oedipus có thể làm gì xúc phạm đến thần linh ngay khi chưa thành hình trong bụng mẹ? Nếu như trong thần thoại Hy Lạp có đề cập tới việc vua Laius cướp con của vua nước láng giềng, bị ông vua ấy nguyền rủa là con trai của vua Laius sẽ giết cha lấy mẹ thì việc Oedipus chịu trừng  phạt âu cũng là điều hợp lý. Nhưng ở đây, trong vở kịch của Sophocle ta không tìm thấy một lý lẽ nào dẫn đến việc Oedipus phải mang lấy tội danh nghiệt ngã.

    Số mệnh luôn đi bên cạnh cuộc đời của Oedipus, trong khi số mệnh vô lý, bất công thì Oedipus lại công bằng và chính nghĩa, có thể thấy qua việc Oedipus giải câu đó của con nhân sư đem lại bình an cho mọi người. Thành Thebes bị dịch bệnh hoành hành, Oedipus ra sức truy tìm nguyên nhân, hết lòng lo cho dân. Không may trong hành trình tìm kiếm nguyên nhân của dịch bệnh, vô tình Oedipus đã phát hiện ra thân phận thật sự của mình. Là một vị vua, với quyền hành trong tay, Oedipus hoàn toàn có thể che giấu sự thật bảo vệ bản thân, giữ vững ngai vàng. Nhưng Oedipus đã không làm như vậy, Oedipus tôn trọng sự thật, trung thực với bản thân, với mọi người. Oedipus tự móc mắt mình và từ bỏ ngai vàng, rời bỏ Thebes.Ở Oedipus ta thấy được bản lĩnh phi thường và nhân cách cao đẹp của một người lãnh đạo.

    Lại nói nếu Oedipus là người vô tội thì ai là kẻ có tội? Người có tội không thể là ai khác ngoài số mệnh. Trong thời Hy Lạp cổ đại, số mệnh gắn liền với thần thánh, thần thánh là người định đoạt số phận con người. Ta vẫn nghĩ về thần thánh như những lực lượng siêu nhiên mang lại bình an, hạnh phúc, đáp ứng những mong mỏi, cứu rỗi tâm hồn con người. Nhưng sao ở đây, trong vở kịch này, thần linh có đóng vai trò như vậy không? Laius chết không phải do Oedipus giết mà do chính sự mê tín, ngu muội của ông đã giết chết ông. Thiết nghĩ, ngày xưa ông không nghe theo lời của thần Apollo đem vứt bỏ đứa con mà vẫn nuôi nó thì liệu bi  kịch có xảy ra? Ta tin rằng, một con người có ý thức sẽ không bao giờ giết cha lấy mẹ. Sỡ dĩ Oedipus giết cha lấy mẹ chỉ vì sự vô thức, không biết đó là cha mẹ mình.

    Khát khao vượt thoát số phận và hành trình đi tìm bản nguyên sự thật

    “Đời người là số kiếp”. Số kiếp chi phối toàn bộ cuộc đời con người từ lúc khai sinh cho đến lúc trưởng thành. Lấy nhan đề “Oedipus làm vua”, Sophocle không chỉ cho ta thấy vai trò quyết định của số mệnh đối với đời sống, càng không phải chỉ đưa ra quyết định về sự mỏng manh, nhỏ bé của thân phận người giữa cuộc đời trôi nổi, mà bên cạnh đó, ta còn cảm nhận được sự khát khao của con người mong muốn vượt thoát được số mệnh cũng như hành trình của Oedipus khi đi tìm sự thật về bản nguyên của mình.

    Con người Hi Lạp cổ đại vẫn sống và tin tưởng hoàn toàn vào thần linh.Tuy nhiên, trong họ vẫn luôn âm ỉ ngọn lửa của khát khao vượt thoát khỏi những định mệnh khắc nghiệt và những điều mà số phận đã an bài. Khi xưa, vua Laius và hoàng hậu Jocaste nghe lời sấm truyền, họ đã tin và vứt bỏ đứa con của mình cùng với hi vọng có thể thoát khỏi số phận nghiệt ngã ấy. Song song với khát khao đó cùng hành động vứt con là sự hình thành nên bi kịch sau này. Oedipus cũng trốn tránh số phận của mình khi nghe lời sấm truyền của thần Apollo đã vội rời bỏ Corynth và quay về Thebes. Từ việc trốn tránh số phận của các nhân vật, Sophocle đã chứng minh cho người đọc, cho khán giả thấy, con người càng giằng co với số phận, càng mong muốn thoát khỏi nó thì cái vòng tròn nghiệt ngã ấy lại càng siết chặt hơn, đưa con người đến bế tắc và tuyệt vọng cũng như đưa Oedipus đến đỉnh điểm của bi kịch. Tất cả những điều đó được hình thành từ khát khao, mong muốn cháy bỏng được làm chủ số mệnh của chính mình.

    Khi đã phần nào đoán ra được thân phận của mình, thay vì trốn chạy, Oedipus đã can đảm đối mặt với điều đó. Oedipus muốn tìm ra sự thật và cuộc hành trình đi tìm thân phận mình đã được bắt đầu từ lúc Oedipus rời bỏ Corynth, đến lúc gặp nhà tiên tri Tiresia và cuối cùng là khi gặp hai người chăn cừu năm xưa. Dù biết sự thật ấy sẽ rất đau thương, dù là sự sắp đặt của số phận có nghiệt ngã nhưng Oedipus vẫn khát khao, mong muốn được biết rõ thân phận của mình. Oedipus lúc đầu nghe lời sấm truyền của thần Apollo, như một phản xạ tự nhiên, Oedipus trốn chạy. Nhưng lúc sau, khi thành Thebes xảy ra dịch bệnh, trước lời tiên tri của Tiresia, Oedipus không trốn chạy nữa mà lần này Oedipus đã chọn cách đối đầu. Dù sự đối đầu đó không làm thay đổi được định mệnh nhưng ta nhận thấy được sự nổ lực trong việc tìm kiếm sự tự chủ, tự do quyết định cuộc đời mình của con người trong thời đại thần thánh.Con người hoàn toàn có thể làm chủ được cuộc đời mình cũng như có thể hành động để cải tạo số phận. Bên cạnh đó, Oedipus cũng là hình mẫu tiêu biểu  đại diện cho chân lý của sự thật. Một con người tôn trọng sự thật, một con người luôn tìm về chân lý của sự vẹn nguyên thì rất xứng đáng là một vị vua cai trị vương quốc và không xứng đáng phải chịu sự trừng phạt của chính bản thân mình.

    Vở bi kịch kết thúc để lại trong lòng người đọc cũng như khán giả một sự tiếc nuối dở dang, một sự trách móc về sự vô thường trong cuộc sống và sự hữu hạn của đời người cũng như oán thán về sự nghiệt ngã của số phận. Con người như bị trói buộc trong các quy luật mà số phận đã sắp đặt. Nhân vật của Sophocle đã chọn cho mình một thoát cuối cùng chính là hành động tự chọc mù đôi mắt.

    Qua vở bi kịch “Oedipus làm vua”, chúng ta có thể nhận thấy được Sophocle đã đi trước thời đại trong việc trốn tránh thân phận, vượt thoát mọi khổ đau để đi tìm sự tự do, tự chủ cho cuộc đời mình. Sophocle là nhà viết kịch xuất sắc, nhà tâm lý sắc sảo và thẩm phán công bình. Có thể nói, “Oedipus làm vua” chính là tuyệt bi của số phận con người.

    OEDIPUS VÀ BI KỊCH CỦA SỰ ĐÁNH TRÁO

    Motip đánh tráo

    Motip đánh tráo là một dạng khá  quen thuộc ở những câu chuyện cổ tích không chỉ ở Việt Nam mà còn rộng khắp trên thế giới,từ Tấm Cám,Thạch Sanh,Trọng Thủy – Mỵ Châu đến Cô bé lọ lem đều sử dụng motip này để làm bật lên sự toan tính của cái ác trong việc chống lại cái thiện và đưa mình vào vị thế của cái thiện.Trong motip ấy,người chủ động tráo đổi là cái ác,và người bị tráo đổi thường là cái thiện,nhưng kết cục bao giờ cũng được thay đổi bằng sự xuất hiện của một nhân vật mang ý nghĩa tâm linh như ông Bụt, bà tiên nhằm trả lại giá trị ban đầu và trừng trị cái ác.Tuy nhiên, với “Oedipus vua” lại là cái nhìn hoàn toàn khác,motip đánh tráo không phải là motip chính của vở kịch (motip chính là giết cha,loạn luân với mẹ) nhưng lại là nguồn gốc của tội lỗi,là khởi phát của những bi kịch mà nhân vật phải gánh chịu sau này.

    Oedipus và bi kịch của sự đánh tráo

    Oedipus không tồn tại để sống cuộc  đời của một kẻ bình thường,mà trong y là  sự cộng hợp giữa hình tượng người anh hùng và  kẻ thủ ác,giữa người cứu thành Thebes khỏi câu đó của Nhân sư nhưng cũng trực tiếp  đưa thành bang này vào một nạn dịch khác mà nguyên nhân là trong thành có kẻ “giết cha,lấy mẹ”.Không còn sự đối lập giữa cái thiện và ác,không còn sự xuất hiện của một nhân vật thần thánh cụ thể nào đó để cứu nguy cho con người mà ở đây, Sophocles đã biến Oedipus trở thành một vở bi kịch lớn của một con người muốn làm Người đối lập với sự trớ trêu của số phận.

    Nói motip đánh tráo có phần xuất hiện ở đây là vì những hành động của Oedipus đều vô tình dẫn mình đến cái kết mà nhà tiên tri đã tiên đoán trước đó,từ việc y rời bỏ vương quốc của người không phải cha mẹ ruột để đi tìm nguồn gốc thật sự của mình,y tranh luận rồi giết chết một người đàn ông mà không hề hay biết đó là cha mình, trả lời câu đố của Nhân sư, và cuối cùng hợp thức hóa ngôi vị bằng cuộc hôn nhân với hoàng hậu của thành Thebes –cũng chính là người mẹ đã sinh ra y.Có thể biện giải rằng Oedipus không ý thức được việc mình làm là một chuỗi hành động đã được tiên liệu trước, nhằm dẫn y đến một kết cục không mong muốn nhưng y ý thức được hành động mà mình làm,tức là có khả năng kiểm soát được nó.Tuy nhiên,cuối cùng sự tráo đổi cũng diễn ra,một cách hợp lí đến độ người vô tình đánh tráo cũng không hề hay biết.

    Cám cố giết Tấm để được trở thành hoàng hậu,Lí Thông cố vùi lấp Thạch Sanh để trở thành phò mã, Oedipus giết chết một người chỉ để bảo vệ quan điểm của mình nhưng cũng trở thành vua,tất nhiên là sau khi trả  lời câu hỏi của Nhân sư và cưới hoàng hậu.Rõ  ràng,điều cốt yếu làm nên sự khác biệt của những câu truyện trên với Oedipus là vai trò và vị  thế của số phận.Nếu như ở những truyện cổ tích,số phận đứng về phía con người,trờ  thành một nhân vật hòa giải và khi mâu thuẫn lên  đến tận cùng thì đứng hẳn về phía người tốt và trừng trị kẻ xấu.Nhưng trong vở  kịch này,số phận không hiện thân dưới bất kì  một hình thức nào,cũng không đứng về phía người tốt hay kẻ xấu,đơn giản vì không tồn tại những khái niệm cụ thể như xấu,tốt mà trở thành một thế lực chống lại con người,đưa con người đến bi kịch của sự đánh tráo nhưng cũng buộc họ phải phải làm rõ sự thật ấy thông qua một nạn dịch giáng xuống đầu thành bang.Con người hành động,và chính những hành động ấy là điều kiện cần của bi kịch (từ việc Laius bỏ con mình,Oedipus giết chết 1 người lạ,trả lời câu đố), nhưng chính số phận, hay nói cách khác là một thế lực thần thánh nào đó đã nối kết nhưng hành động ấy trờ thành một chuỗi sự kiện có ý nghĩa để sự tráo đổi được diễn ra,và là điều kiện đủ của bi kịch.

    Đánh tráo và những nét tương đồng

    Sự tương đồng đến kì lạ  của những yếu tố xuất hiện trong vở kịch này  đã gợi mở cho người xem vai trò chi phối của số phận.Sự tương đồng về tội ác của Laius và Oedipus,sự tương đồng về cái chết của Nhân sư và hoàng hậu,rõ ràng,những sự tương đồng đó đã làm nên mối liên hệ của các nhân vật với nhau.Không chỉ đơn thuần là sư liên hệ về huyết thống (Laius-Jocasta-Oedipus) mà còn là sự liên kết về số mệnh.

    Trước khi phán xét Oedipus về tội  ác mà y phạm phải, chính Laius cũng đã phạm phải một tội ác khác là vứt bỏ đứa con của mình.Những tội ác mà Oedipus phạm phải một cách vô ý thức có thể được xem như một đối trọng với những gì của quá khứ, Laius là vua của Thebes, Oedipus sau khi bị vứt bỏ cũng trở thành  người trong hoàng tộc của một quốc gia khác,Bi kịch diễn ra khi vị trí của hai nhân vật này được thay đổi nhưng ít nhất trong số họ có một người không thay đổi về vai trò,vẫn là Oedipus, vẫn là người của hoàng tộc, có chăng là của một hoàng tộc khác.

    Sự tương đồng thứ hai trong vở  bi kịch này chính là cái chết,cái chết của Nhân sư và sự kết thúc của vị hoàng hậu, người vô tình trở thành vợ của chồng và cả con mình.Oedipus giải đáp được câu đố của Nhân sư, Nhân sư chết, Oedipus tìm ra câu trả lời của số mệnh, của sự thật, hoàng hậu chết.Nhân sư được xem như biểu tượng tri thức của người Hy Lạp, còn vị hoàng hậu,ngoài biểu tượng về giới tính, còn là biểu tượng về nhan sắc và là người nắm giữ quyền lực sắp chuyển giao.Tuy nhiên, cuối cùng, Oedipus vẫn vượt qua tất cả để trở thành vua của thành Thebes và cưới hoàng hậu, đồng thời là mẹ mình.Vậy là, bi kịch vẫn có con đường đi riêng của nó, vượt qua những giới hạn của tri thức và quyền lực.

    Kết cục của bi kịch này không phải là  cái chết, vốn thường thấy ở các vở bi kịch khác mà là hành động tự trừng phạt  đôi mắt của mình.Nói như GS.TS.SS.Averintsev Viện Hàn lâm Khoa học Nga: “Đôi mắt nhìn thấu tất cả nhưng lại không nhận ra được những điều thân thuộc”.Thật vậy, đôi mắt tiếp nhận và cảm quan thế giới xung quanh,đôi mắt cho Oedipus tri thức để cứu thành Thebes, nhưng cũng chính đôi mắt ấy không nhận ra cha ruột mình để rồi giết chết ông ấy,không nhận ra người mẹ đã sinh ra mình để rồi lấy chính người ấy làm vợ.Hình tượng đôi mắt có thể xem như biểu tượng của bi kịch, của những căn nguyên, và của cả kết thúc.Oedipus tự loại bỏ đôi mắt của mình để kết thúc chuỗi bi kịch mà y đã đánh tráo thân phận với cha mình một cách bất đắc dĩ, đã lấy mẹ mình một cách vô ý thức, và tự biến mình thành đứa con phản nghịch và loạn luân của thành Thebes.

    Oedipus vừa là thủ phạm, nhưng cũng vừa là nạn nhân của một chuỗi sự kiện bi thảm đã được định đoạt từ khi y mới sinh ra, để rồi kết thúc chuỗi bi kịch ấy bằng cái chết của bốn nhân vật:Cha y, mẹ y, Nhân sư và một cái chết lạ của Oedipus – cái chết của lương tri và tâm hồn.

    Tư liệu sưu tầm

    www.trieuxuan.info

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập52,208,971

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!