Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập51,438,602

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Những bài báo

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng và giải thưởng trong lòng bạn đọc

Nguyễn Trường

  • Chủ nhật, 17:29 Ngày 05/07/2020
  • Phần đông các nhà văn viết khỏe lúc còn trẻ hoặc giai đoạn trung niên,nhà văn Nguyễn Khoa Đăng lại viết khỏe, cho ra đời 2 kịch bản phim nhựa là “ Giai điệu xanh” và “Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc” phim được công chiếu, đình đám một thời cùng 5 cuốn tiểu thuyết hay nhất của ông ở tuổi ngoài 70, trong lúc bệnh gout, rồi di chứng bệnh đột quỵ…hành hạ làm ông khốn khổ.

    Sáng ngày 15 tháng 6 năm 2020, chúng tôi đến thăm nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tại phường 2, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà văn đã yếu, không tự ngồi dậy được. Một người vốn to cao, khỏe khoắn, nhanh nhẹn, luôn nói cười ồn ào đâu rồi? Nằm trên giường là một ông lão gầy gò, hai cẳng chân như hai ống giang, râu tóc phờ phạc. Ông vẫn còn tỉnh táo nhận ra chúng tôi. Nhưng muốn tiếp chuyện tôi phải ghé sát tai vào ngực để nghe ông thều thào, vẫn là hỏi thăm về gia đình tôi, bạn bè văn chương… Bỗng ông thở gấp, ngực phập phồng, vẻ đau đớn, ra hiệu cho vợ ông vuốt ngực, đấm nhẹ lên người, có lẽ ông xúc động có bạn văn đến thăm chăng? Nhìn vợ nhà văn chăm sóc cho chồng tôi lại bồi hồi. Bà đã ngoài bảy mươi rồi, mấy năm nay luôn túc trực chăm sóc cho ông từ tắm giặt đến chén cơm, viên thuốc. Đúng là “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”, chỉ đến khi ta già yếu rồi mới cảm được nghĩa của tình chồng vợ. Thế mà cách đây khoảng hơn chục năm nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cho xuất bản cuốn tiểu thuyết “Nắng chiều bảng lảng” giống như là tự thuật về cuộc đời mình. Cái lão Thổ Trì, ngoài sáu mươi rồi, vợ con đùm đề còn đi ngoại tình, mà có lần nào lão chủ động đâu, toàn người ta tấn công cả. Có người còn trẻ, bằng tuổi con gái lão.Tất nhiên là vợ lão ghen, sóng gió gia đình nổi lên. Cuộc sống gia đình lão như trong địa ngục. Cô Bé Hai ấy vẫn chung thủy chờ lão, cuối cùng vợ lão cũng ký giấy ly hôn, giải phóng cho lão, nhưng lão vẫn không làm chủ được cuộc đời mình. Cái tuổi xế chiều đi tìm lại hạnh phúc cho mình mới muộn màng, mới bi kịch làm sao! Đúng như cô nhân tình Bé Hai đã nhắn nhủ lão: “Kỳ này đi hay đứng, nhớ phải dứt khoát đấy. Có là mây cũng mây chiều rồi. Đừng bảng lảng nữa”. Oái oăm thay đó là tiểu thuyết nhưng sao nó giống chuyện ngoài đời của tác giả đến thế. “Ớt nào mà ớt chẳng cay”. Thói thường là thế nhưng nay thấy bà chăm ông thì biết, bà yêu ông lắm, yêu mới ghen. Chỉ tại ông viết hay quá, bịa cứ như thật, ai mà chả tin! Hai ông bà gắn bó với nhau đã hơn nửa thế kỷ, từ ngày họ còn là giáo viên cùng trường. Đến lúc ông về già bắt đầu sinh bệnh, khổ nhất là bệnh gout, làm chân ông sưng đỏ tấy, “đau như thống phong” quả không sai, nó làm ông khổ sở, nhưng bởi yêu văn học, ông vẫn nghiến răng viết, say sưa có lúc quên cả đau. Rồi ông bị huyết áp cao, dẫn đến đột quỵ, may mà qua khỏi được, nhưng di chứng làm ảnh hướng đến tư duy ít nhiều.

    Cuộc đời nhà văn Nguyễn Khoa Đăng có nhiều cái lạ lắm. Hồi dạy học ở Thái Bình, sở trường là văn học, nhưng ông lại xin sang dạy toán và sinh vật cũng vì qúa ngưỡng vọng đến “nàng văn”, chỉ sợ không đủ tài hiểu thấu lòng nàng, sợ nàng buồn, nên chỉ “ kính nhi viễn chi”. Rồi khi vào Kiên Giang, đang làm Phó chủ tịch Hội Văn nghệ thì được chủ tịch tỉnh chỉ định ông tham gia Hội thẩm đoàn, làm luật sư bào chữa tại tòa hình sự mặc dù ông không qua ngành luật. Chỉ tại người ta thấy ông nói năng khúc triết, mạch lạc, lập luận logic, hiểu sâu về luật pháp. Cả hai việc trái nghề trên ông đều tỏ ra xuất sắc, dạy sinh vật thì chuyển những phần quan trọng sang văn vần ra làm cho học sinh dễ nhớ, thêm yêu thích môn học; làm “thầy cãi” có khi đem cả thơ Hồ Xuân Hương ra làm lập luận bào chữa. Ông “luật sư” bất đắc dĩ này đã dự 216 phiên tòa hình sự, bào chữa thành công cho rất nhiều thân chủ, phần đông họ là những người nghèo, được ông giúp đỡ một cách vô tư, làm cho dân Kiên Giang yêu mến và biết ơn. Lúc trẻ thì ông nổi tiếng bởi thơ thiếu nhi, nhất là bài thơ “Em đi giữa biển vàng”. Bài thơ nhí nhảy, hồn nhiên hợp với lứa tuổi thiếu nhi: “Em đi giữa biển vàng/ Nghe mênh mang trên đồng lúa hát/ Hương lúa chín thoang thoảng bay/ Hương lúa trĩu trong lòng tay/ Như đựng đầy mưa gió nắng/ Như mang nặng giọt mồ hôi/ Của bao người nuôi lúa lớn lúa ơi…” Bài thơ in trên báo Tiền Phong năm 1966 nổi tiếng đến nỗi nhiều người cứ nhầm ông với thần đồng thơTrần Đăng Khoa, ông bèn đổi tên thật Nguyễn Đăng Khoa thành Nguyễn Khoa Đăng. Bài thơ trên được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, các em nhỏ yêu thích, được phát liên tục trên đài phát thanh, trên truyền hình, đặc biệt là trong chương trình “ Giai điệu tự hào” được hội đồng bình luận hết lời khen ngợi, đánh giá rất cao. Năm 2000 bài hát được bình chọn trong top 50 bài hát viết cho thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX. Khi về già ông lại nổi tiếng bởi giữ chuyên mục “ Gỡ rối tơ lòng” dành cho lớp trẻ trên tạp chí. Lúc đã ngoài 70 tuổi ông lại là diễn viên thứ chính xuất hiện liên tục trong bộ phim truyền hình “Lấy chồng Hàn” dài đến 30 tập. Phần đông các nhà văn viết khỏe lúc còn trẻ hoặc giai đoạn trung niên, Nguyễn Khoa Đăng lại viết khỏe, cho ra đời 2 kịch bản phim nhựa là “ Giai điệu xanh” và “Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc” (Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh sản xuất) phim được công chiếu, đình đám một thời cùng 5 cuốn tiểu thuyết hay nhất của ông ở tuổi ngoài 70, trong lúc bệnh gout, rồi di chứng bệnh đột quỵ…hành hạ làm ông khốn khổ. Trong 5 cuốn tiểu thuyết cuối đời của ông, lại chủ yếu viết về quê hương ông, thời cải cách ruộng đất, tranh chấp đất đai… Như “Ngõ tre rì rào”, ““Khúc tâm tình bi tráng”, “Nước mắt một thời”. Nhà văn Bút Ngữ dẫn lại bài của Nhà giáo Biên Linh viết về “Ngõ Tre rì rào” đăng trên báo Bình Phước như sau : “Cuốn sách gần 200 trang đưa người đọc về với cuộc sống của người dân một làng quê Bắc Bộ những năm chống Mỹ cứu nước, với những con người hiền lành nhân hậu, sống yêu thương trong đạo lý làm người…bắt đầu từ những sự kiện có thật trong gia đình mình, quê mình để khái quát thành câu chuyện của bao số phận, hiện thực bi thương của đất nước của dân tộc trong chặng đường lịch sử đã qua. Nhà văn đã lần theo dòng chảy của những năm tháng chống Mỹ, tựa vào sự kiện lịch sử, sự thật của cuộc sống và dồn những tình cảm xót thương của mình để viết nên những trang văn thật ám ảnh và da diết…Tiểu thuyết “Ngõ tre rì rào” là một khúc tâm tình bi tráng. Tác phẩm không dừng lại ở mức độ phản ánh hiện thực, mà đã chuyển tải sự thực lịch đến với người đọc bằng cảm xúc máu thịt, bằng tài năng nghệ thuật của người cầm bút, đã nâng giá trị của tác phẩm đến với ý nghĩa và giá trị lớn hơn. Đó là làm sống lại lịch sử, sống dậy những tâm hồn, những lẽ sống cao đẹp. Quả là lịch sử đã đi qua, nhưng văn chương còn mãi mãi”. Còn Bình về tiểu thuyết “Hoàng hôn lạnh”, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn viết: “ Lòng tin vẫn gửi ở nước mắt ! Cuộc sống đầy biến động xung quanh người đàn bà ngồi khóc mỗi chiều suốt bốn lăm năm trong cuốn sách này, nhắc chúng ta như vậy. Lịch sử một dân tộc, lịch sử một dòng họ và lịch sử một số phận đều có những khúc quanh trớ trêu và nhục nhằn. Xã hội nông nghiệp hình thành ý thức sở hữu đất đai. Chính thói tham lam và ích kỷ đã làm sụp đổ nhiều mối quan hệ tình cảm và tạo ra nhiều mảnh đời mang vết thương ân nghĩa.

    Nước mắt không không có sức mạnh đấu tranh cho lẽ phải nhưng nước mắt có khả năng che chở cho lẽ phải. Nhất niệm thiên đường, nhất niệm địa ngục ! Kiến giải được lỗi lầm sẽ tha thứ được lỗi lầm. “Hoàng hôn lạnh” chứng minh rằng, tranh đoạt và thù hận không phải phương pháp trưởng thành của những con người trót gánh vác nỗi bất hạnh. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đánh thức hồi ức đầy bóng tối để khẳng định sự thật đơn giản: Sốt ruột về công lý cũng là một cách nâng niu giá trị nhân phẩm”. Nổi bật nhất trong 5 cuốn tiểu thuyết cuối đời của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng là “Nước mắt một thời”. Hồi ấy tôi đã đọc nó còn ở dạng bản thảo. Truyện dựng lại thời cải cách ruộng đất sôi động ở miền Bắc. Tôi đặc biệt thích thú về những chi tiết trong tác phẩm, nó cực kỳ ấn tượng, rõ là người trong cuộc mới có được những chi tiết đắt giá như thế. Nói chung đọc cuốn tiểu thuyết này dễ bị ám ảnh bởi chi tiết được tác giả chắt lọc, làm người đọc nhớ, vừa đau đớn vừa thương cảm cho các nhân vật bị sự ấu trĩ một thời gây ra. Cuốn tiểu thuyết không nhằm tố cáo ai mà chỉ muốn chúng ta nhìn vào đó để rút kinh nghiệm, đừng để lặp lại một lần nào nữa, đó cũng là mong mỏi rất nhân văn của tác giả. Cuốn tiểu thuyết được độc giả đón nhận, truyền tay nhau đọc, nhất là ở quê hương Thái Bình của ông. Đã có Vũ Thị Thu Trang, học viên cao học Văn học Việt Nam k11 lấy tiểu thuyết “Nước mắt một thời” của nhà văn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Trong luận văn của mình Vũ Thị Thu Trang viết: “Người ta gọi Nguyễn Khoa Đăng “Xứng đáng là một nhà văn anh hùng, khi cầm bút ghi lại những năm tháng đau thương mà sôi động của đất nước”. Với bản lĩnh và phí phách của những nhà văn xác định vai trò thư ký thời đại, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã dũng cảm ghi lại cái thời đầy bùn, máu, nước mắt của dân tộc. Vượt khỏi giá trị văn chương, “Nước mắt một thời” còn góp phần minh họa cho lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp qua những bài học xương máu của dân tộc. Bao nhiêu đăng cay, bao nhiêu uất nghẹn, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu căm thù đều được thể hiện trên trang giấy. Nhưng “Nước mắt một thời không rơi vào khuy hướng bôi đen, phủ nhận lịch sử. Tình yêu, sự thủy chung, sự bao dung và lòng nhân ái đã làm cho độc giả nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm để mà đi theo, để mà hy vọng. Độc giả khóc khi nước mắt một thời. Nhưng khóc bằng tinh thần lạc quan và tư duy cách mạng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của tác phẩm”. Còn trong bài “Công án thiền với “Nước mắt một thời” ,Tiến sỹ Lê Thanh Hải (Khoa Triết và Xã hội học - Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan) nhận định : “Nước mắt một thời”…xứng đáng được đưa vào danh sách các tác phẩm cần đọc thêm trong chương trình bình giảng văn học để học sinh tiếp nhận kỹ năng sáng tác. Với tôi cuốn truyện… chắc chắn sẽ là bài tập đọc bắt buộc cho sinh viên ngành Việt Nam học, đặc biệt là sinh viên người nước ngoài hay gốc Việt tìm hiểu về Việt Nam. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa tác phẩm văn học của Nguyễn Khoa Đăng và những công trình khoa học nghiên cứu chính trị xã hội của triết gia Hannah Arendt, người nổi tiếng với các phân tích về hành vi tội phạm khi người ta lên đồng tập thể …Đó cũng chính là điều mà Nguyễn Khoa Đăng đã lột tả khi dẫn dắt người đọc bước vào cõi tư duy của nhân vật mà ông đã xây dựng cho không gian văn học của một thời cải cách ruộng đất, nơi mà sự sống hay cái chết sẽ được quyết định sau một cuộc cách mạng chóng vánh mà đỉnh điểm là phiên đấu tố và kết thúc bằng tòa án nhân dân”. Nổi tiếng như thế nên tiểu thuyết “Nước mắt một thời” đã hai lần dịch sang tiếng Pháp, được hai nhà xuất bản ở Paris ấn hành. Kỷ lục của nhà văn là cuốn “Cài hoa vào quá khứ” ( Nhà xuất bản Thanh Niên) tái bản đến 13 lần, có lần in đến 5000 cuốn. Có truyện đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 9. Đến nay ông đã xuất bản 22 tác phẩm gồm tập truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim như tập truyện ngắn: “Khói đốt đồng”, “Nước xanh biêng biếc”, “Tình yêu một thuở” ; tiểu thuyết: “Cuộc tình nghiệt ngã”, “Ngõ tre rì rào”, “Hoàng hôn lạnh”, “Chim mặt người” v.v…

    Mới đây, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, các em thiếu nhi thuộc câu lạc bộ Mực Tím ở địa phương đã mang theo nhạc cụ đến nhà, hát chúc mừng nhà văn, tất nhiên có cả bài hát “Em đi giữa biển vàng”. Nhà văn râu tóc bạc phơ cười thật tươi, chưa bao giờ hạnh phúc đến thế, được bạn đọc, nhất là các em thiếu nhi yêu mến, phải chăng đó là giải thưởng lớn nhất của một đời văn nghiệp.

    Nguyễn Ngọc

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập51,438,602

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!