Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập47,227,694

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Tư liệu sáng tác

Vài nét về tỉnh An Giang

Tư liệu

  • Chủ nhật, 23:47 Ngày 14/11/2010
  • Tỉnh lỵ: Thành phố Long Xuyên

    Miền Đồng bằng sông Cửu Long

    Diện tích 3. 406, 2 km²

    Mã điện thọai: 76. Mã bưu chính: 94

    Có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện

    Dân tộc Việt,  Khmer,  Hoa,  Chăm

    An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long,  thuộc miền Nam Việt Nam.  Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.

    Vị trí

    Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km),  phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69, 789 km),  phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44, 734 km),  phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107, 628 km).

    Hành chính

    Tỉnh An Giang có Thành phố trực thuộc (Long Xuyên) và 2 thị xã (Châu Đốc,  Tân Châu) và 8 huyện là:

    Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 2 xã

    Thị xã Châu Đốc: 4 phường và 3 xã

    Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã

    Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã

    Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã

    Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã

    Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã

    Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã

    Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã

    Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã

    Huyện Tri Tôn: 3 thị trấn và 12 xã

    Tỉnh An Giang có 156 xã,  phường và thị trấn

    Diện tích

    Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 353. 676 ha,  trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280. 658 ha,  đất lâm nghiệp 14. 724 ha. [2]

    Dân cư

    Tỉnh An Giang có tổng dân số 2. 217. 488 người,  455. 901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007). [2] Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    Toàn tỉnh có 24. 011 hộ dân tộc thiểu số,  với 114. 632 người,  chiếm 5, 17% tổng dân số toàn tỉnh [2]

    Dân tộc Khmer có 18. 512 hộ,  86. 592 người,  chiếm tỷ lệ 75, 54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3, 9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16. 838 hộ với dân số khoảng 80. 000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên,  số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú,  Châu Thành,  Thoại Sơn.  Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông,  có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia.  Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt,  chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.  

    Dân tộc Chăm có 2. 660 hộ,  13. 722 người,  chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0, 62% so tổng dân số toàn tỉnh,  sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu,  số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân,  Châu Phú và Châu Thành.  Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi,  có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập,  Malaysia,  Indonesia,  Campuchia.  Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới,  buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.  

    Dân tộc Hoa có 2. 839 hộ,  14. 318 người,  chiếm tỷ lệ 12, 50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0, 65% tổng dân số toàn tỉnh.  Đại bộ phận sống ở thành phố,  thị xã,  thị trấn,  thị tứ,  có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới.  Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa,  đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian.  Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại,  sản xuất công nghiệp,  tiểu thủ công nghiệp,  có cuộc sống ổn định,  thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.  

    Thắng cảnh du lịch

     Hồ Soài Sor,  Tri Tôn. An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

    Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa xứ,  núi Sam là lễ hội lớn nhất miền Nam.  Khu du lịch núi Sam có nhiều di tích lịch sử,  tôn giáo quan trọng như: lăng Thoại Ngọc Hầu,  mộ đức Phật thầy tây An, ...  Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu,  làng bè Châu Đốc...  

    Thất Sơn: gồm 7 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn.  Lâm Viêm Núi Cấm,  nơi có đường cho xe ô tô lên núi,  có chùa Phật Lớn lâu đời,  có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước[3].  

    Chợ nổi Long Xuyên: Là một chợ trên con sông với hàng trăm ghe,  thuyền tụ tập lại để buôn bán hàng hóa nông sản như bánh canh ngọt,  lạt,  bánh tầm,  bánh bò,  hủ tiếu,  chè đậu đỏ,  càphê...  

    Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 ha,  nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên,  thuộc xã Văn Giáo,  huyện Tịnh Biên.  

    Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.  

    Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú,  quanh năm xanh ngát cho dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.  

    Cù lao Giêng (Chợ Mới),  mình quê sông nước hữu tình nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo xã Tấn Mỹ,  Thánh đường Cù lao Giêng,  Chùa Đạo Nằm,  Phủ thờ Mã Tộc,  Chùa Bà Vú, ...  Cũng là nơi xuất thân của nhiều danh nhân An Giang.  

    [sửa] Giáo dục

    An Giang có Trường Cao đẳng nghề An Giang và Trường Đại học An Giang.  Hệ thống các trường phổ thông,  trung học,  tiểu học,  mầm non tương đối hoàn chỉnh.

     

    Danh nhân

    Chính trị

    Cố Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (Long Xuyên).  

    Cố thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ (Long Xuyên).  

    Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng (Chợ Mới).  

    Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm (Chợ Mới).  

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu (Chợ Mới).  

    Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành (Phú Tân).  

    Văn học,  nghệ thuật

    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Chợ Mới).  

    Nhà văn Anh Đức (Châu Thành).  

    Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (Tân Châu).  

    Nhà văn Trịnh Bửu Hoài (Châu Phú).  

    Nhà văn Vương Trung Hiếu (Thoại Sơn).  

    Nhà thơ Viễn Phương (Tân Châu).  

    Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Chợ Mới).  

    Nhạc sĩ Song Ngọc (Long Xuyên).  

    Nghệ sĩ Can Trường (Chợ Mới).  

    Họa sĩ Chóe (Chợ Mới).  

    TS.  NSƯT.  Bạch Tuyết (An Phú).  

    Soạn giả Hoa Phượng (Thoại Sơn).  

    Giáo dục

    GS.  TS.  NGND.  Võ Tòng Xuân (Tri Tôn).  

    Tôn giáo

    Người sáng lập đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ (Tân Châu).  

    Phật Trùm (Tri Tôn).  

    Quân sự

    Tướng nhà Nguyễn Nguyễn Văn Nhơn (Vĩnh An,  An Giang xưa).  

    Tướng nhà Nguyễn Thư Ngọc Hầu (Chợ Mới).  

    Người cộng tác với Pháp Trần Bá Lộc (Chợ Mới).  

     

    Tân Châu (thị xã)

    Tân Châu là một thị xã thuộc tỉnh An Giang,  điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam.  Vị trí địa lý: phía Đông Bắc giáp sông Tiền,  phía Đông Nam giáp huyện Phú Tân,  phía Tây Bắc giáp huyện An Phú,  phía Tây Nam giáp thị xã Châu Đốc.

    Diện tích

     - Tổng cộng 175 km² (67, 6 mi²)

    Dân số (2009)

     - Tổng cộng 184000

    Múi giờ UCT+7 (UTC)

    Website: http://tanchau. angiang. gov. vn

    Thị xã có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương.  Sản phẩm của thị xã là lụa Tân Châu nổi tiếng bóng láng được nhuộm màu đen bằng trái mặc nưa.

    Lịch sử

    Tân Châu được hình thành vào năm 1757,  ban đầu chỉ là đạo quân đồn trú gọi là đạo Tân Châu.  Vị trí của đạo quân này trước nằm ở cù lao Giêng (thuộc huyện Chợ Mới ngày nay).  Tân Châu là quận lớn nhất của tỉnh Châu Đốc nhưng do quá trình chia tách (năm 1929 tách ra quận Hồng Ngự),  năm 1968 (tách một phần để lập huyện Phú Tân),  nên Tân Châu trở thành huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh An Giang (không kể Long Xuyên và Châu Đốc).

    Vào năm 1975,  Tân Châu từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Châu Tiền.

    Tân Châu trở thành thị xã theo Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 24 tháng 8,  2009 của chính phủ,  trên cơ sở toàn bộ 17. 568, 46 ha diện tích tự nhiên và 184. 129 nhân khẩu của huyện Tân Châu với 12 xã,  thị trấn hiện có.

    Hành chính

    Thị xã có 5 phường: Long Châu,  Long Hưng,  Long Phú,  Long Sơn,  Long Thạnh và 9 xã: Phú Lộc,  Vĩnh Xương,  Vĩnh Hòa,  Tân Thạnh,  Tân An,  Long An,  Châu Phong,  Phú Vĩnh,  Lê Chánh.

    - Phường Long Thạnh với 410 ha diện tích tự nhiên và 20. 102 nhân khẩu (Đông giáp sông Tiền; Tây giáp phường Long Phú; Nam giáp phường Long Sơn; Bắc giáp phường Long Hưng).

    - Phường Long Hưng với 103 ha diện tích tự nhiên và 14. 226 nhân khẩu (Đông giáp sông Tiền; Tây giáp phường Long Phú; Nam giáp phường Long Thạnh; Bắc giáp phường Long Châu).

    - Phường Long Châu với 581, 20 ha diện tích tự nhiên và 14. 683 nhân khẩu (Đông giáp sông Tiền; Tây giáp xã Long An; Nam giáp phường Long Hưng; Bắc giáp kênh Xáng).

    - Phường Long Sơn với 1. 314 ha diện tích tự nhiên và 9. 707 nhân khẩu (Đông giáp sông Tiền; Tây giáp huyện Phú Tân và phường Long Phú; Nam giáp huyện Phú Tân; Bắc giáp phường Long Thạnh và phường Long Phú).

    - Phường Long Phú với 1. 211 ha diện tích tự nhiên và 15. 558 nhân khẩu (Đông giáp kênh Thầy Cai; Tây giáp xã Phú Vĩnh; Nam giáp huyện Phú Tân; Bắc giáp phường Long Châu).

    Dân Tộc và Tôn Giáo

    Tân Châu có 3 thành phần dân tộc: dân tộc Kinh,  dân tộc Hoa và dân tộc Chăm.  Tôn giáo gồm các tín ngưỡng như: đạo Phật,  Phật giáo Hoà Hảo,  Thiên Chúa,  Tin Lành,  đạo Hồi...  

    Kinh tế

    Tân Châu có truyền thống thương mại lâu đời,  trước năm 1975 là quận trù phú bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.  Hiện đã trở thành thị xã,  một trục trong tam giác phát triển của tỉnh An Giang bao gồm Long Xuyên - Châu Đốc - Tân Châu.

     Thương mại

    Tân Châu có đường biên giới dài 6, 33km tiếp giáp với tỉnh Candan của Campuchia cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo những lợi thế riêng cho việc phát triển kinh tế thương nghiệp.  Những chính sách ưu đãi đặc biệt của khu thương mại công nghiệp như sau:

    Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu thương mại công nghiệp Tân Châu được miễn thuế nhập khẩu,  không phải chịu thuế giá trị gia tăng.  

    Các hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu,  không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.  

    Các loại hàng hóa gia công, tái chế, lắp ráp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu,  linh kiện cấu thành trong sản phẩm hàng hóa.  

    Các nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế,  được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo cùng nhiều ưu đãi đặc biệt khác.  

    Du lịch

    Ngoài những điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy,  khi con đường cao tốc xuyên Á hoàn thành,  Tân Châu sẽ nằm trên con đường đưa khách du lịch từ Campuchia qua Việt Nam và ngược lại.  Nắm bắt những lợi thế đó, thị xã đã bắt đầu khai thác và quảng bá các thế mạnh về du lịch của mình,  đó là những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm như lễ hội văn hóa Tân Châu, lễ hội Mùa nước nổi,  lễ hội văn hóa dân tộc Chăm... kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

    Danh nhân

    Học giả Nguyễn Chánh Sắt

    Nhà yêu nước Trần Hữu Thường

    Nguồn tham khảo

    Sách "Tân Châu Xưa" của tác giả Nguyễn Văn Kiềm

     

    Châu Phú

    Địa lý

    Huyện Châu Phú cách thành phố Long Xuyên 20 km về phía Bắc và cách thị xã Châu Đốc 20 km về phía Nam.

    Huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn: xã Khánh Hòa,  Mỹ Đức,  Mỹ Phú,  Ô Long Vĩ,  Vĩnh Thạnh Trung,  Thạnh Mỹ Tây,  Bình Long,  Đào Hữu Cảnh,  Bình Phú,  Bình Chánh,  Bình Mỹ,  thị trấn Cái Dầu và xã cù lao Bình Thủy.

    Huyện giáp với con sông Hậu (sông Bacsac) hai mùa mưa nắng,  trong xanh khi mùa nắng,  đục ngầu khi mùa mưa.  Dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nước vào đồng như Kênh Thầy Phó,  Kênh Bình Mỹ,  kênh xáng Cây Dương,  Phù Dật,  Chữ S,  kênh xáng Vịnh Tre,  Cần Thảo,  kênh Đào...  Trước năm 1968 huyện Châu Phú rất rộng lớn[1]. ,  con sông Hậu hầu như chảy gọn qua giữa lòng của huyện Châu Phú bởi vì có 4 xã của huyện Phú Tân hiện giờ tiếp giáp với sông Hậu thuộc Châu Phú ngày xưa là: Hòa Lạc,  Hưng Nhơn,  Hiệp Xương,  Bình Thạnh Đông[2]

     

    Lịch sử

    Huyện Châu Phú có nhiều di tích lịch sử.  Tại đây có vị anh hùng dân tộc Trần Văn Thành đã có công trong trận chiến Vàm Láng - Bảy Thưa.

    Dân chúng đa số theo đạo Hòa Hảo,  mỗi nhà thường có ảnh thờ Đức Huỳnh Giáo Chủ.

    Văn hoá

    Đình Bình Thủy Nhiều lễ hội tại Châu Phú mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ rước thần đình Bình Thủy,  lễ vía Thầy Tây An.  Hằng năm có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: viếng đền thờ Cố quản Trần Văn Thành,  cúng đình,  đua thuyền...  (nhất là dịp cúng Đình thần Bình Thủy,  Đình thần Bình Mỹ).

    Châu Phú có nhiều món ẩm thực đa dạng,  mang chậm bản chất làng quê như: món Cá Lóc nướng trui,  Lẩu Cháo Cá Lóc rau đắng,  khô cá tra phồng và ba sa.

    Mãi đến thập niên 1970,  1980 huyện Châu phú vào mùa nước nổi (nước lũ ngập đồng) khi nước chuẩn bị rút xuống,  mọi ngõ ngách,  mọi con kênh cơ man nào là cá linh, cá thác lát,  cá chốt,  cá leo...  dân chúng đánh bắt bằng chày lưới,  gió cất,  gió gạc,  thả đáy...  cá đầy ghe xuồng,  ăn không hết phải phơi khô,  làm mắm,  nước mắm,  những ai từng sống ở An Giang giờ tha hương không bao giờ quên mùa nước nổi.

     

    Châu Đốc (thị xã)

    Tọa độ: 10°42′31″N 105°7′17″E / 10. 70861,  105. 12139

    Diện tích

     - Tổng cộng 99, 95 km² (38, 6 mi²)

    Dân số (1999)

     - Tổng cộng 112155

     - Mật độ 1. 122, 1/km² (2. 906, 3/mi²)

    Châu Đốc là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang,  nằm ở đồng bằng sông Cửu Long,  sát biên giới Việt Nam với Campuchia.

    Vị trí địa lý

    Thị xã biên giới Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu,  cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 245 km về phía tây,  nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.

    Phía Bắc thị xã giáp huyện An Phú.  

    Phía Đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu.  

    Phía Nam giáp huyện Châu Phú

    Phía Tây Nam giáp huyện Tịnh Biên và biên giới với Campuchia.  

    Châu Đốc đang đầu tư xây dựng dự án "Thành phố lễ hội" có tổng diện tích 100ha đúng quy chuẩn đô thị loại I trong tương lai gần

    Phát triển đô thị

    Ngày 1 tháng 9 năm 2007,  thị xã được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh An Giang[1].  Châu Đốc đang đầu tư xây dựng dự án "Thành phố lễ hội" tại phường Vĩnh Mỹ có tổng diện tích 100ha đúng quy chuẩn đô thị loại I trong tương lai gần.  Hiện tại TX đang chỉnh trang bộ mặt đô thị để xứng đáng là đô thị loại III, phấn đấu đến năm 2012 sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

     Phân chia hành chính

    Hồ Cửu Long, phường Núi SamThị xã Châu Đốc chia ra thành 4 phường và 3 xã:

    Phường:

    Châu Phú A

    Châu Phú B

    Núi Sam

    Vĩnh Mỹ

    Xã:

    Vĩnh Châu

    Vĩnh Ngươn

    Vĩnh Tế

    Lịch sử

    Thị xã Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam (có Lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng tư âm lịch hằng năm),  cũng như những sự kiện trong công cuộc gìn giữ đất nước như huy động sức dân đào kênh thủy lợi,  quân sự Vĩnh Tế; chiến đấu trong các thời kỳ Pháp,  Mỹ,  chiến tranh biên giới Tây Nam.

    Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757,  khi chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).  Sau khi Gia Long lên ngôi,  năm 1805 đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên,  trấn Hà Tiên,  Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương.  Năm 1808,  Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định,  phủ Vĩnh Viễn,  trấn Vĩnh Thanh,  thuộc Gia Định Thành.  Năm 1815,  triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc.  Đến 1825,  Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.  Năm 1832,  Minh Mạng đổi trấn thành Tỉnh,  phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa,  Gia Định,  Định Tường,  Vĩnh Long,  Hà Tiên và An Giang.  Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang,  tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc.  Để xứng đáng là tỉnh lỵ,  năm 1834 vua Minh Mạng cho triệt phá thành Châu Đốc cũ (1815) xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái.  Năm 1868,  sau khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây,  thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Hạt Tham Biện.  Trong đó,  Hạt Châu Đốc trông coi Hạt Đông Xuyên ( Long Xuyên ) và Sa Đéc.  Ngày 30/12/1899,  Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: đổi Hạt Tham biện thành Tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.  Đến cuối năm 1956,  chính quyền Ngô Đình Diệm sáp nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang,  địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú,  quận Châu Phú tỉnh An Giang.  Năm 1964,  sau khi Chính quyền Sài Gòn tách tỉnh,  Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú,  quận Châu Phú,  tỉnh Châu Đốc cho đến ngày giải phóng 30/4/1975.  Trong Cách mạng tháng 8,  lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945.  Đến 20/01/1946,  Pháp chiếm lại Châu Đốc.  Theo sự phân chia của chính quyền Cách Mạng,  06/3/1948,  Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu.  Đến cuối năm 1950,  huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà.  Từ năm 1957,  Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú,  tỉnh An Giang.  Đến giữa năm 1966,  thành lập thị xã ủy Châu Đốc và mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Tô,  Châu Đốc được chọn làm mặt trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 68.  Năm 1971,  huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà.  Cho đến tháng 5/1974,  huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.  Tháng 2/ 1976,  thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang,  gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B.  Ngày 27/01/1977,  nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC. UB của UBND tỉnh An Giang.  Ngày 25/4/1979,  chuyển 2 xã Châu Phú A,  Châu Phú B thành phường Châu Phú A,  Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính Phủ.  Ngày 23/8/1979,  nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CPcủa Chính Phủ.  Từ đó,  thị xã Châu Đốc gồm phường Châu Phú A,  phường Châu Phú B,  xã Vĩnh Ngươn,  xã Vĩnh Tế và xã Vĩnh Mỹ .  Đến năm 2002, thành lập thêm phường Núi Sam từ xã Vĩnh Tế, sau đó lập thêm phường Vĩnh Mỹ, xã Vïnh Châu từ xã Vĩnh Mỹ cü. Như vậy TXCĐ gồm 4 phường và 3 xã cho đến nay.  

    Dân cư,  tôn giáo

    Châu Đốc 1961Dân cư

    Dân cư thị xã Châu Đốc sinh sống tập trung ở khu vực ven sông Hậu, ven Quốc lộ 91, tại các phường trung tâm Thị xã, tại các khu dân cư...  với cơ cấu dân số trẻ, ân cư đô thị chiếm gần 55%

    Tôn giáo

    Trên địa bàn thị xã có 4 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Trong đó người Kinh chiếm đa số, người Hoa chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm thị xã thuộc các phường Châu Phú A,  Châu Phú B. Người Chăm tập trung ở khu vực gần sông Hậu. Người Khmer thì sống chủ yếu ở Phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu...  Trong suốt lịch sử phát triển của TXCĐ, các dân tộc anh em trên dịa bàn luôn cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái để cùng nhau góp sức xây dựng thị xã văn minh và giàu đẹp như hiện nay

     

    Kinh tế,  giao thông vận tải

    Kinh tế

    Kinh tế TXCĐ tăng trưởng nhanh và mạnh. Năm 2009, kinh tế thị xã tăng trưởng trên 15%, kinh tế chủ yếu tập trung vào thương mại dịch vụ với trung tâm là khu du lịch Núi Sam. trong nhiều năm qua, thương mại dịch vụ thị xã đã có một bước tiến vượt bậc khi đóng góp trên 60% vào cơ cấu kinh tế của thị xã. Ngoài ra,  thị xã cũng tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường Vĩnh Mỹ, Vĩnh Châu...

    Giao thông vận tải

    Thị xã Châu Đốc có hơn 10 km quốc lộ 91 chạy ngang, đây là một thuận lợi để thị xã giao lưu, buôn bán với các địa phương trong tỉnh và khu vực ĐBSCL. Ngoài ra còn có tuyênd đường vành đai chạy qua địa bàn ngoại ô thị xã. Bên cạnh đó, khu vực trung tâm thị xã và khu Thương mại Dịch vụ (phường A, phường B, phường Núi Sam) có hệ thông giao thông nội ô tương đối hoàn thiện.

    Lê Lợi

    Nguyễn Văn Thoại

    Thủ Khoa Nghĩa

    Thủ Khoa Huân

    Bạch Đằng

    Chi Lăng

    Trưng Nữ Vương

    Núi Sam-Châu Đốc

    Phan Đình Phùng

    Hậu Miếu Bà

    Cử Trị

    Quang Trung

    ...

     

    Quy hoạch giao thông TXCĐ

    TXCĐ đang tiếp tuc hoàn thiện hệ thống giao thông nội ô, nâng cấp, mở rộng, nối dài các tuyến đường trong trung tâm thị xã. Nâng cấp Quốc lộ 91 từ 4 làn xe lên 10 làn xe. Quy hoạch tuyến N1 nối kết TX với các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ. Trong tương lai gần, sẽ có tuyến cao tốc Sóc Trăng-Cần Thơ-Khánh Bình đi qua địa bàn TX

    Du lịch

     Các di tích danh thắng của thị xã Châu Đốc gồm:

    Chùa Tây An (Tây An cổ tự),  nằm tại ngã ba núi Sam (chân núi) thuộc phường Núi Sam,  thị xã Châu Đốc,  do tổng đốc An Giang-Hà Tiên,  Doãn Uẩn đôn đốc xây dựng năm 1847.  Chùa có phong cách kiến trúc hồi giáo Ấn Độ.  

    Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu và phu nhân,  nằm chùa Tây An khoảng 400m (chân núi Sam),  cách miếu bà chúa Xứ khoảng 100m.  

    Núi Sam

    Kênh Vĩnh Tế

    Miếu Bà chúa Xứ

    Chùa Phước Điền (chùa Hang)

    Du khách ở xã có thể ghé chợ biên giới Tịnh Biên sát Campuchia cách Thị xã khoảng 20km,  hàng hóa ở chợ này chủ yếu là những hàng bên kia biên giới.  Đặc sản địa phương gồm các loại mắm lóc,  trê,  thái… khô cá lóc,  cá tra phồng,  sặc bổi... ; đường thốt nốt.  Châu Đốc được coi như một địa điểm mua sắm phong phú tại Việt Nam,  nơi có những sản phẩm với xuất xứ từ Thái Lan,  Malaysia...  Giá cả cạnh tranh một phần vì là hàng trốn hoặc miễn thuế.  Cách thành phố Long Xuyên khoảng 54 km đi về hướng đông theo Quốc lộ 91.  Từ Châu Đốc vượt khoảng 30 km qua xã Khánh Bình,  bên kia biên giới chưa đầy 1 km,  khách có thể đến các sòng bạc (casino).

    Văn hóa-Giáo dục-Y tế

    Văn hóa

    Thị xã Châu Đốc là trung tâm văn hóa của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long.  Châu Đốc có khu danh thắng núi Sam,  với nhiều di tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia,  trong đó có miếu Bà Chúa Xứ.  Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan,  cúng bái.  Vùng đất giàu truyền thống này từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh,  Nguyễn Văn Thoại… những bậc tiền hiền có công khai phá,  mở mang bờ cõi; giữ vững biên cương

     

    Các Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn TXCĐ

     

    Lăng Thoại Ngọc Hầu

    Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (quốc lộ 91, phường Núi Sam)

    Chùa Phước Điền (quốc lộ 91, phường Núi Sam)

    Lăng Thoại Ngọc Hầu(quốc lộ 91, phường Núi Sam)

    Chùa Tây An(quốc lộ 91, phường Núi Sam)

    Đình thần Châu Phú( đường Trần Hưng Đạo, phường Châu Phú A)

    Giáo dục

    TXCĐ luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, tăng cường hệ thống giáo dục trên địa bàn, chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, hoàn thiện hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất giáo dục, xây mới, sửa chữa nâng cấp các trường học, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục...

     

    Các cơ sở giáo duc trên địa bàn

    THPT Thủ Khoa Nghĩa

    THPT đạt chuẩn Quốc Gia Thủ Khoa Nghĩa ( đường Nguyễn Đình Chiểu, phường A), tương lai sẽ là trường chuyên thứ 2 của tỉnh An Giang

    THPT Võ Thị Sáu ( đương Lê Lợi, phường B)

    THPT dân lập Ngôi Sao ( đường Trần Hưng Đạo, phường A)

    THCS Nguyễn Trãi ( đường Nguyễn Trường Tộ, phường B)

    THCS Nguyễn Đình Chiểu ( đường Thủ Khoa Nghĩa, phường A)

    THCS Trương Gia Mô (đường Công Binh, phường Núi Sam)

    THCS Thủ Khoa Huân (quốc lộ 91, phường B)

    THCS Vĩnh Tế (quốc lộ 91, xã Vĩnh Tế)

    THCS Vĩnh Mỹ

    THCS Vĩnh Châu

    Và các trường tiểu học, mầm non khác Quy hoạch phát triển giáo dục

    Nâng cấp THPT Thủ Khoa Nghĩa thành trường chuyên thứ 2 của tỉnh

    Xây dựng Trường Cao Đẳng Quốc Tế Châu Đốc tại Vĩnh Mỹ

    Y tế

    Mạng lưới chăm sóc y tế của TXCĐ rất hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn và các huyện lân cận.  Các cơ sở Y tế ở TXCĐ

    Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh - 400 giường - đường Lê Lợi, phường B

    Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân - 200 giường - đường Châu Long, phường B

    Bệnh viện thị xã Châu Đốc - 150 giường - quốc lộ 91, phường A

    Bệnh viện Bình An - 150 giường - đường Thủ Khoa Nghĩa, phường A

    Hiện tại thị xã đã xây dựng hoàn thành Bệnh viên đa khoa trung tâm Châu Đốc quy mô 500 giường tại phường Vĩnh Mỹ và sẽ sớm đưa vào hoạt động trong năm 2010.  

    Quy hoạch Châu Đốc

    TXCĐ đang định hướng quy hoạch để đưa TX trở thành Thành phố trong tương lai rất gần. Cụ thể:

    Quy hoạch phường A là trung tâm Văn hóa-Giáo dục-Kinh tế

    Quy hoạch phường B là trung tâm Chính trị-xã hội

    Quy hoạch phường Núi Sam là trung tâm Thương mại-dịch vụ-du lịch

    Quy hoạch phường Vĩnh Mỹ là trung tâm Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

    Quy hoạch các xã vùng ven như Vĩnh Tế, Vĩnh Châu, Vĩnh Ngươn là vùng sản xuất nông nghiệp...  

     

    TP. Long Xuyên

    Thành phố Long Xuyên là một thành phố thuộc tỉnh An Giang,  đồng thời cũng trung tâm chính trị,  kinh tế,  văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long,  Việt Nam.

    Vị trí,  dân số

    Thành phố Long Xuyên là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh,  nằm bên hữu ngạn sông Hậu.  Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam,  cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) 189 km về phía Tây Nam,  cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay.  Long Xuyên có dân số khoảng 245. 149 người (số liệu năm 2009) và diện tích tự nhiên là 106,  87 km2,  gồm 11 phường và 2 xã.  Tây Bắc giáp huyện Châu Thành Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới Nam giáp quận Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ),  Tây giáp huyện Thoại Sơn.

     Lịch sử

    Năm Kỷ Dậu 1789,  một đồn nhỏ được thành lập tại vàm rạch Tam Khê[1] được gọi là thủ Đông Xuyên.

    Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất Tầm Phong Long (được vua Chân Lạp là Nặc Tôn giao cho Việt Nam vào năm 1757 để đền ơn chúa Nguyễn đã trợ giúp lấy lại ngôi vua) cùng với huyện Vĩnh An,  tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và phủ Tân Thành.  Lỵ sở của tỉnh đặt tại Châu Đốc.  Lại cử chức An Hà Tổng đốc,  thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên,  lại thành lập hai ty Bố chánh,  Án sát... [2]thì Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên.  Cho nên sau này (1909),  Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong có câu:

    Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên,  

    Cựu trào có đặt Tây Xuyên huyện đường.  

    Năm 1876,  hạt Long Xuyên được thành lập,  bắt đầu hình thành khu vực chợ Đông Xuyên tại thôn Mỹ Phước,  tung tâm hành chính thuộc thôn Bình Đức.

    Năm 1917,  địa bàn Long Xuyên hiện nay chỉ có hai xã là Bình Đức và Mỹ Phước,  thuộc tổng Định Phước,  quận Châu Thành,  tỉnh Long Xuyên.

    Năm 1957,  hai xã trên được chia ra thành 5 xã là Bình Đức,  Mỹ Hòa Hưng,  Phước Đức (thuộc tổng Định Thành) và Mỹ Phước và Mỹ Thới (thuộc tổng Định Phước).

    Năm 1959,  xã Phước Đức nhập vào xã Bình Đức và Mỹ Phước.  Và Long Xuyên luôn là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang cho đến năm 1975.

    Theo sự phân định địa giới hành chính của chính quyền Cách mạng thì:

    Năm 1945,  địa bàn Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành,  tỉnh Long Xuyên.

    Năm 1947,  Long Xuyên thuộc tỉnh Long Châu Hậu và đến cuối năm 1950 thuộc tỉnh Long Châu Hà.

    Năm 1956,  Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành tỉnh An Giang.

    Năm 1957,  tách khỏi huyện Châu Thành,  thành lập thị xã Long Xuyên.

    Năm 1971,  sau khi tách tỉnh Long Châu Hà,  Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang.

    Tháng 5 năm 1974,  Long Xuyên lại thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực của Trung ương Cục Miền Nam.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975,  thị xã Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang.

    Tháng 2 năm 1976,  thị xã Long Xuyên gồm các xã Bình Đức,  Mỹ Bình,  Phước Mỹ và Mỹ Phước.

    Ngày 27 tháng 01 năm 1977 nhập xã Mỹ Thới của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên.  Ngày 1 tháng 3 năm 1977,  theo Quyết định số 239/TCUB của UBND tỉnh,  thị xã Long Xuyên gồm 4 phường là Bình Đức,  Mỹ Bình,  Mỹ Long,  Mỹ Phước và 2 xã là Mỹ Hòa,  Mỹ Thới.

    Ngày 23 tháng 8 năm 1979,  tiếp nhận xã Mỹ Hòa Hưng [3] từ huyện Châu Thành (An Giang).

    Ngày 12 tháng 01 năm 1984,  thành lập thêm phường Mỹ xuyên và hai xã là Mỹ Khánh,  Mỹ Thạnh theo quyết định 08/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

    Ngày 01 tháng 3 năm 1999,  thành lập Thành phố Long Xuyên theo Nghị định 9/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

     

    Ngày 02 tháng 8 năm 1999,  thành lập thêm 2 phường là Bình Khánh,  Mỹ Quý và chuyển 2 xã Mỹ Thới,  Mỹ Thạnh thành phường theo Nghị định 64/CP của Chính phủ.

    Trải bao đổi dời,  cũng chỉ ngần ấy diện tích (106, 87 km),  hiện nay Thành phố Long Xuyên có 11 phường là Mỹ Long,  Mỹ Bình,  Mỹ Xuyên,  Bình Đức,  Bình Khánh,  Mỹ Phước,  Mỹ Quý,  Mỹ Thới,  Mỹ Hòa,  Mỹ Thạnh,  Đông Xuyên và 2 xã là Mỹ Hòa Hưng,  Mỹ Khánh. [4]

    Nếp sống

    Nhà văn Sơn Nam nhận xét:

    Long Xuyên là một thị xã (nay đã là thành phố) mãi còn trẻ,  theo kịp đà tiến triển của cả nước,  tuy ở xa thủ đô.  Được như thế,  nhờ truyền thống yêu nước,  nhờ nếp sống cởi mở,  hiếu khách.  Quanh thị xã,  với sông sâu nước chảy,  với cây xanh,  ta gặp vài kiểu nhà sàn đẹp mắt,  định hình để thích nghi với cơn lụt hàng năm.  Kỹ thuật nấu ăn,  bánh trái có thể bảo là không kém hoặc hơn hẳn nhiều vùng trong đồng bằng.  Đáng kể nhứt là đội ngũ nhà văn,  nhà thơ,  nhà soạn nhạc khá hùng mạnh,  tài hoa,  nhiều người thuộc tầm cỡ lớn... [5]

    Ông Lê Minh Tùng,  Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang:

    An giang trong đó có Long Xuyên là một vùng đất mới,  những cư dân lớp đầu phần lớn ở vùng Ngũ Quảng vào với hai bàn tay trắng.  Trong tình cảnh đó,  hành trang tinh thần,  đó là đạo lý "trung-hiếu-tiết-nghĩa"; là ‘lá lành đùm lá rách”,  “một cây làm chẳng nên non”; là “ơn đền nghĩa trả”,  “ân oán phân minh”,  căm ghét kẻ bội phản.  Về sau,  khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định,  người dân trở nên rộng rãi,  phóng khoáng,  trọng nhân nghĩa và có tính bao dung hơn.  Ngày nay,  ngoài những tính cách trên,  tính năng động,  ít bảo thủ,  thích tiếp thu cái mới ngày càng thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp...  Tính cách và lối sống của người dân An giang trong đó có Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn,  nhóm chợ trên sông,  nuôi cá trong lồng bè,  dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…) mà nhà văn Sơn Nam đã gọi một cách nôm na là văn minh miệt vườn. [6]

    Kinh tế

    Năm 1818,  Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với rạch Giá,  chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh.  Hiện nay,  cả 9 phường và 3 xã đều có chợ,  riêng chợ Long xuyên (thuộc phường Mỹ Long) là chợ chính và sầm uất nhất tỉnh.  [7]

    Nhìn chung,  Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là mua bán lúa gạo) và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa),  với hơn sáu nhà máy và hơn chục ngàn công nhân.

    Lược kê một vài thông tin:

    Năm 2008,  tổng diện tích gieo trồng toàn TP.  Long Xuyên gần 11. 600 ha,  đạt sản lượng lương thực 72. 314 tấn; thủy sản có 527 bè cá và 229 ha mặt nước nuôi trồng thu hoạch 33. 385 tấn; chăn nuôi gia súc,  gia cầm cũng đạt sản lượng thịt 3. 700 tấn... [8]

    Ngành Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm,  thì:

    Ở TP.  Long Xuyên có khoảng 90 nhà máy xay xát-lau bóng gạo,  8 nhà máy chế biến thủy sản,  1 nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh và 1 Nhà máy thức ăn gia súc Afiex.  Các cơ sở chế biến nước mắm và nước chấm có tiếng như: Vị Hương,  Cửu Long,  Miền Tây Mitaco,  Hương Sen... [9]

     

    Ngoài ra,  nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại,  gồm: se nhang,  làm bánh tráng,  làm lưỡi câu,  làm len,  đồ sắt,  làm dầm chèo,  đan đát,  chằm nón,  dệt,  đóng xuồng ghe,  làm cẩm thạch v. v... đã hình thành từ hàng chục năm nay. [10]

    Giáo dục

     Trường Đại Học An Giang. Trước năm 1886,  ở Long Xuyên chỉ có những trường làng dạy chữ Nho và trường tổng dạy chữ quốc ngữ.  Năm 1886,  mới có Trường tiểu học Pháp Việt.  Năm 1917,  hình thành “Long Xuyên khuyến học hội” với vai trò tích cực của Hồ Biểu Chánh.  Năm 1929,  Ở Long Xuyên có 1 trường Nam,  1 trường nữ với 1. 144 học sinh.  Ngoài ra,  còn có trường nội trú Trần Minh (vị trí ở Trường THCS Nguyễn Trãi và Trường Tiểu học Châu Văn Liêm hiện nay) với 105 học sinh và một trường người Hoa (Bang Quảng Đông) với 30 học sinh.  Sau 1930,  trường nội trú Trần Minh có mở các lớp nội trú đầu lớp Cao đẳng Tiểu học.

    Ngày 12 tháng 11 năm 1948,  với sự cho phép của tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Thơ,  trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên,  gồm 76 học sinh.  Tháng 2 năm 1952,  trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu.  Khoảng cuối thập niên 50,  đầu thập niên 60 Long Xuyên có Trường Trung Học Tư Thục Khuyến Học

    Từ năm 1962 cho đến 1975,  ngoài hai trường công lập là Trường Trung học Tổng hợp Thoại Ngọc Hầu (nay là Trường PTTH chuyên Thoại Ngọc Hầu),  Trường Trung học Tổng hợp Chưởng Binh Lễ (nay là một phần của Trường Đại học An Giang),  các trường trung học tư dạy đến các lớp đệ nhị cấp (nay được gọi là cấp trung học phổ thông) cũng lần lượt ra đời,  như: Trường Hoa Liên,  Trường Bồ Đề,  Trường Phụng Sự (nay là Trường PTTH Long Xuyên)...

    Về trung học chuyên nghiệp,  có "Trường Trung Học Kỹ Thuật An Giang" (thành lập năm 1962),  Trường Trung học Nông Lâm Súc (thành lập năm 1963),  Trường Sư phạm Long Xuyên (thành lập năm 1969),  Trường nữ hộ sinh quốc gia (thành lập năm 1970)...

    Năm 1972,  Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo mở Viện Đại học Hòa Hảo tại Long Xuyên,  có khoảng 2. 000 sinh viên theo học 5 phân khoa: Văn chương,  Thương mại-Ngân hàng,  Bang giao quốc tế,  Khoa học quản trị và Sư phạm.  Năm 1974,  Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Tê rê xa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục.

    Sau 30 tháng 4 năm 1975,  chính quyền mới đã nhanh chóng tiếp quản,  cho sửa chữa và thành lập thêm nhiều trường lớp ở khắp các phường xã trong thành phố.

    Tháng 12 năm 1999,  Trường Đại Học An Giang được thành lập tại địa chỉ 25 Võ Thị Sáu,  Long Xuyên,  An Giang.  Đây là trường đại học công lập thứ hai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Năm 2008,  trường có các khoa: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh,  Khoa Nông Nghiệp &Tài Nguyên Thiên Nhiên,  Khoa Sư Phạm,  Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ - Môi Trường.  Bên cạnh việc đào tạo sinh viên bậc đại học,  trường còn đào tạo các ngành cao đẳng và trung học mẫu giáo nhằm góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. .  Hiện Trường Đại Học An Giang đang xây dựng thêm phòng lớp và ký túc xá...

    Y tế

    Xưa,  như mọi vùng miền khác,  ở Long Xuyên mỗi khi người dân bị bệnh thường được chữ trị bằng thuốc nam,  thuốc bắc.  Mãi đến năm 1910,  bệnh viện Long Xuyên mới được xây dựng,  nhưng vào năm 1929 cũng chỉ có 4 trại bệnh,  2 nhà bảo sanh với 1 bác sĩ,  5 y tá và vài ba dì phước.  Trước năm 1975,  cơ sở y tế của Long Xuyên có cả thảy khoảng 500 giường bệnh.

    Hiện nay ngoài các phòng khám tư Đông y lẫn Tây y,  Long Xuyên còn có hai bệnh viện tư là Hạnh Phúc và Bình Dân,  cùng hai bệnh viện công mang tên Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang và "Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên" nhằm phục vụ việc phòng và khám chữa bệnh cho người dân. [11]

    Giao thông

    Năm 1878,  chỉnh trang lộ Long Xuyên đi Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu của Huyện Châu Thành).

    Năm 1912,  tuyến đường Long Xuyên - Cần Thơ được nối liền.

    Năm 1924,  tuyến đường Long Xuyên – Châu Đốc được thông thương.

    Năm 1955,  Sân bay Mỹ Thới hoàn thành,  phục vụ phi cơ loại nhỏ,  sau 1975,  do hư hỏng nặng,  nên không còn được sử dụng.

    Năm 1897,  để thay chiếc cầu gỗ,  cầu Levis (còn gọi là cầu Máy,  cầu Quay.  Cầu được khởi công xây dựng,  đến năm 1899 thì hoàn thành.  Mỗi ngày ba lần,  vào giờ giấc qui định,  hai nhịp thép được nhấc lên để tàu bè xuôi ngược.  Vị trí chiếc cầu quay này nằm ở gần bờ sông Hậu,  nối thẳng đường Long Xuyên Châu đốc tại cua Lò Siêu hiện nay.  Năm 1985,  cầu được khởi công xây dựng lại bằng bê tông cốt thép,  đến năm 1987 thì được đưa vào sử dụng.  Cầu mới đặt tên là cầu Nguyễn Trung Trực được thiết kế có hai nhịp bằng thép,  đặt trên hai trụ móng bằng xi măng.

    Năm 1892,  cầu gỗ bắc qua rạch Long Xuyên được thay bằng cầu sắt và mang tên là cầu Henry[12] dài non 187m kiểu Eiffel.  Năm 1938,  cầu Henry được đúc bê tông,  đến năm 1950 đổi tên là cầu Hoàng Diệu.  Tháng 9 năm 2000,  một cây cầu mới được xây cặp với cầu Hoàng Diệu biến cầu này trở thành cầu đôi...  Cầu Hoàng Diệu

    Thành phố Long Xuyên có Cảng Mỹ Thới với 01 cầu cảng dạng liền bờ dài 106m,  rộng 21m,  có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến năm ngàn DWT và 2 bến phà là Phà Vàm Cống,  Phà An Hòa.  Cả hai bến phà đều được xây dựng trước năm 1975 và đã được đầu tư nâng cấp... Ngoài ra,  còn có hai bến phà nhỏ hơn: Phà Ô Môi và Phà Trà Ôn,  phục vụ việc đi lại giữa các bờ Mỹ Long - Mỹ Hòa Hưng và Bình Đức - Mỹ Hòa Hưng.  Hiện nay việc di chuyển từ thành phố Long Xuyên lên thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đi qua phà Vàm Cống hoặc phà An Hòa.

    Di tích & thắng cảnh

    Công viên Nguyễn Du. Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia,  đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng,  Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).

    Ngoài ra,  Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du,  quảng trường Hai Bà Trưng,  chợ nổi Long Xuyên... được nhiều du khách tìm đến tham quan.

    Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 0, 3 km² cận kề bên sông Hậu.  Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo,  khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.

    Chợ nổi Long Xuyên là nơi tập trung hàng trăm xuồng,  ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản).  Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết.  Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 5 giờ sáng đến 10 giờ mỗi ngày...

    Thông tin thêm

    Năm 1876,  Châu Đốc và Long Xuyên mở nhà “dây thép” do người Pháp chỉ huy,  người Việt vào tập sự,  gọi là “điển sinh” (học sinh Bưu điện)[13]

     Trung tâm thương mại Long Xuyên. Năm 1904,  ông Phan Bội Châu vào Sài Gòn,  ghé Mỹ Tho,  Cao Lãnh,  Sa Đéc rồi đến Bảy Núi,  hy vọng tìm vài nhân vật của phong trào “trung quân ái quốc” còn sót lại... Tương truyền ông Phan cũng đã ghé chùa Minh Sư,  ở chợ Long Xuyên. [13]

    Năm 1927 nhà máy đầu tiên của tỉnh đặt tại Vàm Cống. [13]

    Cuối năm 1930,  chợ Long Xuyên bắt đầu có điện,  do công ty Điện từ Cần Thơ tải sang. [13]

    Tháng 7 năm 1917,  kịch nghệ mới (hát cải lương) xuất hiện,  thử nghiệm ở chợ Long Xuyên,  do sáng kiến của Hồ Biểu Chánh,  bấy giờ đang tích cực hoạt động trong “Hội Khuyến Học Long Xuyên”[14].  Buổi hát này cùng thời điểm với Gò Công và sớm hơn buổi ra mắt “Cải lương kịch xã” thử nghiệm tại rạp Eden Sài Gòn đến 2 tháng.  Trong tình hình bấy giờ,  quả là đi tiên phong.  Năm 1919,  tuồng Ô Thước do Tổng đốc An-Hà là Cao Hữu Dực sáng tác,  được đem ra diễn tại Long Xuyên nhân dịp Phạm Quỳnh ghé thăm.  Trong quyển “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam”,  Trần Văn Khải ghi đoàn hát Sĩ Đồng Ban thành lập ở Long Xuyên,  trong buổi đầu. [13]

    Đồng thời với An Hà báo của Cần Thơ,  vào tháng 1 năm 1918,  Đại Việt tạp chí ra hàng tháng.  Đây là tờ báo chính thức của Long Xuyên Hội Khuyến học Long Xuyên do Hồ Biểu Chánh,  Đặng Thúc Liêng,  Lê Thường Tiên phụ trách.  

    Ngành đua xe đạp phát triển sớm ở Long Xuyên,  tháng 7 năm 1925,  bày cuộc đua xe Long Xuyên -Châu Đốc và ngược lại.  Phụ nữ Long Xuyên theo nhịp sinh hoạt mới,  đã mạnh dạn đi xe đạp như nam giới (năm 1927,  ở chợ Long Xuyên có tổ chức cuộc đua xe đạp dành cho phụ nữ).  Nên biết,  năm 1916 vài cô gái ở Sài Gòn chạy đua xe đạp với nhau,  bị dư luận cho là quá tân thời,  có bài vè “Cô Ba,  cô Sáu đua xe máy”.  [13]

    Năm 1925,  thi sĩ Tản Đà vào Nam.  Trong khoảng thời gian này ông có ghé thăm Long Xuyên,  và nhà thơ... đã "thương nhớ" mắm.  

    Hà tươi cửa biển Tu Ran,  

    Long Xuyên chén mắm,  Nghệ An chén cà.  (Thú ăn chơi)

    Xưa có câu: Trai Nhân Ái,  gái Long Xuyên.  

    Nhà văn Sơn Nam giải thích: Trai Nhân Ái (Phong Điền,  thuộc Cần Thơ) giỏi nghề đóng tam bản,  ghe hầu.  Gái Long Xuyên giỏi khắp miền với bánh trái,  thêu thùa,  may vá. [13]

    Câu hò

    Hò ơ... Long Xuyên nước ngọt gió hiền

    Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang.  

    Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang,  

    Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua...  

    Chèo vô núi Sập lựa con khô sặc cho thiệt ngon,  lựa trái xoài cho thiệt dòn,  

    đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng,  thiệt thơm.  

    Em về em dọn một bữa cơm,  để người quân tử,  hò ơ...  

    Để người quân tử ăn còn nhớ quê...

     

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập47,227,694

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!