Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập47,749,361

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Tư liệu sáng tác

Trung Quốc đã đánh chiếm cao điểm 1509 (Lão Sơn, Hà Giang) như thế nào?

Tư liệu

  • Thứ bảy, 05:18 Ngày 02/03/2013
  • 05h50 ngày 28 tháng 4 năm 1984 trung đoàn 118 thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 trực thuộc quân khu Côn Minh có pháo binh yểm trợ tấn chiếm cao điểm Núi Đất 1509.

    Trong bài viết về trận chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Việt Nam lần thứ hai từ 1984-1989, chúng tôi cần định danh lại một từ đã dùng cho bài trước: đó là điạ danh núi Lão Sơn. Lão Sơn là tên mà phía Trung Cộng đặt cho ngọn núi họ chiếm được từ tay VN. Ngọn núi nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang. Phía Việt Nam không gọi ngọn núi này là Lão Sơn mà gọi là “Núi Đất”. Trong các bản đồ hành quân cũng như trong các bài viết của VN kể lại trận đánh tại Núi Đất, họ không gọi là Núi Đất mà gọi là cứ điểm 1509, đôi khi còn gọi là 1800. Do vậy, kể từ bài này trở đi chúng tôi sẽ dùng điạ danh là Núi Đất khi nói về VN và Lão Sơn khi nói về phía Trung Cộng.

    Núi Đất, cao 1.422m so với mực nước biển nằm trong lãnh thổ VN, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), có cao độ lớn nhất trong toàn chiến trường Thanh Thủy. Đỉnh 1509 của nó nằm ngay trên đường biên giới, sống núi nằm dọc theo hướng tây bắc. Sau cuộc chiến năm 1979, 1509-Núi Đất-Lão Sơn được quân VN xây dựng thành một vị trí phòng ngự quan trọng, từ đó họ có thể mở các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ.

     

    Ở ngọn núi 1509, lực lượng phòng ngự của VN theo phía Trung Cộng ghi là ở cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên, điều này có thể là phóng đại, lý do là địa hình khu vực khá hiểm trở không thể cho phép bố trí một số quân lớn như vậy chỉ trên một đỉnh (thực tế các trận địa phòng ngự khác của VN đều ở cấp đại đội trở xuống).

     

    Năm 1984, nại cớ quân VN cứ thường hay pháo kính qua biên giới, quân đội Trung Cộng tiến công đánh chiếm ngọn núi 1509. Sự kiện này được coi là chính thức mở màn cuộc chiến biên giới Việt-Trung lần thứ hai.

     

    Lúc 05h50 ngày 28-4-1984, trung đoàn bộ binh 118 thuộc sư đoàn bộ binh 40, quân đoàn 14, Đại quân khu Côn Minh được pháo binh chi viện với mật độ cao tấn công đỉnh 1509. Ngoài ra quân Trung Cộng cũng tổ chức đánh chiếm một số cao điểm khác ở xung quanh.

     

    Lúc 06h24, bộ binh Trung Cộng bắt đầu xung phong.

     

    Theo tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc, Defense-China.com. phía Trung Cộng đánh giá là chỉ vấp phải sức kháng cự yếu từ phía bộ đội VN. Tuy nhiên qua nhiều thông tin của các cán binh Trung Cộng thì không hoàn toàn như vậy.

     

    Trung đoàn 118 của Trung Cộng phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ cán binh VN cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính Trung Cộng đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái này. Quân Trung Cộng cũng bị thương vong nặng : trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến.

     

    Sự kiện 4 nữ cán binh VN cố thủ trong hang đá bị lính Trung Cộng dùng súng phóng hoả thiêu chết trong hang, đã được một cán binh Trung Cộng kể lại trong hồi ký của anh, đăng trong mạng Quốc Phòng Trung Quốc. Đoạn thiêu đốt 4 nữ cán binh VN, anh ta đã viết:

     

    就在我们连浴血奋战的同时,其他兄弟部队的攻坚战也同样坚苦地进行着:五连打的是老山主峰阵地,他们从开始进攻到占领主峰表面阵地只用了二个小时左右,仗打得也是异常艰苦,敌军依托险峻的地势顽强的抵抗,这使得五连伤亡巨大;快到中午的时候五连的副连长张大仅也牺牲了,他的肠子都叫打出来了,还在那坚持指挥直至牺牲。兄弟团的部队那天打的是老山松毛岭地区,主攻6626高地,他们的战前准备很充分,步炮协同也好,进攻一开始,九分钟就拿下了6626的表面阵地。接着又把松毛岭那一片几十个阵地都攻下来了;那天,他们还抓了几个俘虏,都是在一个洞里抓的。在124阵地上,他们还在一个洞子里堵住了四个女兵,这几个女兵死活就是不出来,我们的人也冲不进去,最后没折了,就用火焰喷射器猛干,全烧成球了;敌人的阵地上啥都有,那天他们的战利品最多了,还缴了一大堆便西服呢。

     

    Ngày 11-6-1984, lúc 03h00, một lực lượng cấp tiểu đoàn của VN đã tấn công Núi Đất 1509. Mặc dù bộ đội VN đã đột kích được vào trong trận địa địch nhưng sau đó đã bị đẩy lùi.

     

    Ngày 12-7-1984, được coi là trận đánh lớn nhất của giai đoạn 1984-1991. Theo phía Trung Cộng, phía VN đã huy động 6 trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn bộ binh 312, 313, 316 và 356 để tấn công 1 trung đoàn bộ binh Trung Cộng phòng ngự ở 1509. Quân TQ được sự yểm trợ của hàng vạn quả đạn pháo đã đẩy lui cuộc tấn công. Theo phía Trung Cộng thì VN bị tổn thất rất lớn, riêng số xác bỏ lại trận địa là 3.700 !

     

    Theo thông tin của người VN tham dự trận đánh 1509, “trung đoàn bộ binh 982 của sư đoàn bộ binh 313 đã tái chiếm thành công 1509. Nhưng sau đó bộ phận phòng ngự vì nhiều lý do đã tự ý bỏ chốt và Trung Cộng chiếm được 1509 lần thứ hai. Kể từ đây không có thêm trận phản kích nào nữa. Từ 1509, quân Trung Cộng lấn xuống tới bình độ 1200 thì bị chặn lại, bộ đội VN giữ được từ bình độ 1100 trở xuống.”

     

    Các trận giành giật tiếp tục diễn ra, chủ yếu với quy mô đại đội, ác liệt nhất trong những năm 1984-1987. Từ đó trở về sau, giao tranh bộ binh ít dần, hai bên chủ yếu sử dụng pháo. Trận đụng độ bộ binh cuối cùng diễn ra ngày 13-2-1991.

     

    Trung Cộng xử dụng các tấm bích chương tuyên truyền này để kêu gọi cán binh cộng sản Việt Nam đầu hàng tại Núi Đất (Lão Sơn). Hình mạng Quốc Phòng Trung Quốc.

     

    Một điều đặc biệt ở đây chúng ta cần phải chú ý là sự bỏ ngỏ ngọn núi 1509 sau khi bộ đội VN đã chiếm lại được 1509. Câu hỏi đặt ra là lý do gì sau khi đã hy sinh 3,700 lính, VN lại bỏ chốt ngọn 1509 – mà Trung Cộng gọi là núi Lão Sơn? Phải chăng đã có sự thương lượng ngay sau trận chiến để trao Núi Đất 1509 cho Trung Cộng mà sau này Trung Cộng gọi là núi Lão Sơn? VN nghĩ thế nào khi tính mạng của họ đã bị bán đứng bằng những thương lượng chính trị giữa Trung Cộng và VN? Câu hỏi kế tiếp là tại sao VN đã dấu nhẹm việc này mãi cho đến đến ngày hôm nay nếu không có sự việc tiết lộ từ phía Trung Cộng qua tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming vừa mới được chuyển ngữ qua tiếng Anh. Chính qua tác phẩm này, trận chiến xảy ra tại “Núi Đất” mới được tiết lộ cho thế giới biết.

     

    Các cựu cán binh Trung Cộng nay quay lại núi Lão Sơn để chụp hình lưu niệm. Dĩ nhiên ngọn núi này nay đã nằm bên biên giới Trung Cộng sau hiệp định ngừng chiến được ký giữa Trung Cộng & VN năm 1990.

     

    Chúng tôi xin trích một đoạn bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Cộng đã tham dự trận đánh chiếm Núi Đất (Lão Sơn) năm 1984 từ cuốn sách nói trên, do Trần Trung Đạo dịch. Mặc dù nhiều đoạn không che dấu được tính khoác loác, cường điệu cố hữu, những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Cộng vẫn không từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.

    Bài tường thuật do môt Trung Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt lần thứ hai. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt lần thứ hai. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.

    Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ Việt Nam gần biên giới Trung Quốc. Sau cuộc chiến 1979, Việt Nam đã xử dụng đỉnh Lão Sơn như một trạm xuất phát, nơi các lực lượng Việt Nam điều hợp các cuộc lục soát lớn vào Trung Cộng.

     

    Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng nhận lịnh phải chiếm mủi Lão Sơn. Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập “Đề án 142”. Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đủa, và qua đó, để lộ vị trí.

     

    Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo địch. Ngày 26 tháng Tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.

     

    Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. Tầm hỏa lực chỉ cách địch quân 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng đọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với địch quân, chỉ cách địch 400 mét và trong tầm bắn thẳng.

     

    Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng địch bằng 5 phát pháo trực xạ.

     

    Ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của địch ngăn chận. Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị địch quân tràn ngập. Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, địch quân mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa.

     

    Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân địch. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân thù. Đến 3 giờ chiều, quân địch không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội địch quân đã không thể rút về vị trí của chúng.

     

    Ngày 12 tháng 7, địch quân phản kích.

     

    Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắn chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.

     

    Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.

    Chúng tôi quả quyết địch quân sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của địch quân và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó.

     

    Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy địch quân, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông.

     

    Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.

     

    Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Địch quân cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.

     

    Ngay khi địch quân tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tu.c. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.

     

    Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều địch quân, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.

    Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.

     

    Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.

     

    Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.

     

    Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.”

     

    Ngoài ra cũng còn có một số các hồi ký của cán binh Trung Cộng đã từng tham gia trận đánh “Núi Đất” – 1509 – Lão Sơn – cũng đã kể lại những diễn tiến của trận chiến đó. Điển hình là bài viết dưới đây bằng tiếng Hoa của một cán binh Trung Cộng khi tham gia trận chiến Núi Đất, anh chỉ mới 17 tuổi, đăng trong mạng Quốc Phòng Trung Quốc. Trong đoạn hồi ký này có nhắc đến việc 4 nữ cán binh VN bị lính Trung Cộng dùng súng phóng hoả thiêu chết sau khi cứ điểm 1509 – Núi Đất – Lão Sơn thất thủ.

     

    Nguồn: ttxva.org/

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập47,749,361

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!