Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập47,710,011

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Lý luận phê bình văn học

Thơ thẩn với thơ cùng Bằng Việt

Nguyễn Nguyên Bẩy

  • Thứ sáu, 04:32 Ngày 08/04/2011
  • Tối thứ Bảy, 31/7/2010, tại Trung Tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt đã đò đưa thơ tôi (Nguyễn Nguyên Bảy) thế này:

    Nguyễn Nguyên Bảy là người làm thơ cùng thời với tôi, với Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương, Trúc Thông. . .  tức là cùng lứa những nhà thơ khói lửa chống Mỹ.  Nhưng anh đã rẽ sang một lối khác sau khi xuất hiện khá ấn tượng trên báo chí và phát thanh (anh làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam).  Chúng tôi nghĩ là anh đã bỏ thơ chạy theo một tình yêu khác.  Nhưng sau bốn chục năm, Nguyễn Nguyên Bảy đã quay trở lại với thơ, kỳ lạ, sang trọng và làm choáng tất cả với tập thơ Nguyễn Nguyên Bảy đồ sộ 500 trang mà tôi và các bạn đang cầm trong tay, có trước mặt lúc này.

    Trước hết, tôi xin chúc mừng sự trở lại với Thơ của Nguyễn Nguyên Bảy, như một đánh thức tất cả anh chị em thơ thời ấy, sống lại những ngày hào hùng bốn chục năm trước đây, vừa cầm súng đánh giặc vừa cầm bút làm thơ.  Tôi như thấy thời gian chảy ngược về và. . . thưa các bạn, ai cũng có một thời đáng nhớ nhất của đời mình, cái thời bom lửa những năm 70 ấy là thời đang nhớ nhất của thế hệ chúng tôi.

    Hình như tất cả những người làm thơ đểu có những số phận gian khó khác thường, Lưu Quang Vũ có một tuổi thơ gian khổ, tôi cũng vậy và ngay cả bác Tô Hoài cũng vậy, thời chiến tranh làm sao sướng, nhưng chúng tôi đã theo con đường gian khổ ấy đi vào thơ và Nguyễn Nguyên Bảy cũng vậy thôi. Nguyễn Nguyên Bẩy đã vứt tất cả cái "sướng" của lặn lội kiếm ăn, khi làm báo, lúc hồ nề xây cất, khi chợ trời, lúc tử vi phong thủy. . . để hiến dâng mình cho thơ.  Anh đã lặn vào đời và khi nổi lên, quay trở lại thì vẫn là nhà thơ.  Anh là một số phận thơ đặc biệt.  Anh đã gieo thơ trên cánh đồng khô cằn vất vả, để gặt thơ phì nhiêu, lịm ngọt.  Hẳn tất cả chúng ta, riêng với các nhà thơ, có ai cầm tập thơ của Nguyễn Nguyên Bẩy trên tay mà không trân trọng và  không thoáng một mơ ước cho riêng mình ?

    Xin được chào mừng Nguyễn Nguyên Bảy và kính trọng, khâm phục anh /

    Tôi đón nhận những lời đò đưa của Bằng Việt và tiếp nhận cuốn sách thơ anh tặng.  Anh dặn: Đừng thấy dầy mà ngại, cố đọc nhé! Tôi cảm ơn và định nói: Anh không cần dặn, tôi thực không mua sách thơ bao giờ, nhưng sách thơ của bạn tặng thì quí hóa lắm, bao giờ cũng đọc rất kỹ và rất trân trọng như đọc sách của chính mình.  Tôi đã làm như vừa nói với sách thơ Bằng Việt, tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà Văn ấn hành tháng 1/2010.

    Cuốn sách dầy 500 trang, gồm hai phần, phần 1 là thơ do Bằng Việt sáng tác, và phần 2 là thơ do Bằng Việt dịch.  Phải mất hơn một tuần liên tục, tôi mới đọc đến trang 414, gần hết phần 1, gặp bài thơ Thơ còn gì hôm nay? Thì choáng vì thất vọng và đành xếp sách vào kệ định không bao giờ đọc nữa.  Bài thơ ấy, Bằng Việt viết tại Maxcơva, năm 2008, toàn văn:

    Thơ Còn Gì Hôm Nay?

    Còn có gì to tát để tuyên ngôn?

    Thơ lặng lẽ lui dần vào giải trí

    Éptushenko thì đi sang Mỹ

    Rôjdextvenxky thì cũng đã chết rồi!

    Maiakopxky thành dĩ vãng xa vời

    Cũng chả khác Exênin là mấy…

    Chỉ còn nhớ một người thì treo cổ

    Một người thì bắn súng vào đầu!

    Thơ thời đại vừa sặc sỡ vừa buồn

    Nhiều sexy, ít nghĩ về hạnh phúc

    Nhiều đòi hỏi mà chả cần trách nhiệm

    Dễ buông tuồng, nhưng rất ghét tuyên ngôn!

    ( Bằng Việt, Maxcơva, 2008)

    Đọc bài thơ này tôi có ba thất vọng về quan niệm thơ của Bằng Việt.

    Thất vọng 1: tại sao Bằng Việt lại nói ngược (quan niệm ngược) Còn có gì to tát để tuyên ngôn? Thơ lặng lẽ lùi dần vào giải trí.  Chẳng lẽ thơ Tuyên ngôn có trước thơ Giải trí ? Ngày từ thuở ấu nhân, mẹ tôi đã hát tôi nghe những bài thơ cổ nhất của nhân loại được ghi lại bằng văn tự trong Kinh Thi “ Quan quan thư cưu/ tại hà chi châu/ yểu điệu thục nữ/ quân tử hảo cầu”  rồi mẹ hát ca dao, mẹ hát Kiều, mẹ hát Chinh phụ ngâm, thậm chí khi nghe mẹ hát Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc, thương nhà mỏi miệng cái gia gia… tôi có thấy một cái gì đấy như tâm trạng, như tuyên ngôn.  Nhưng tiếp nhận của tôi từ ngày ấy, cho đến tận bây giờ Thi Thuyết vẫn là: thơ là tiềng lòng để đồng cảm, để chia sẻ hỉ, nộ ái, ố của ta với người đời, và sau này Thi Thuyết nôm na bảo rằng thơ giải trí lòng, từ giải trí lòng ấy các sáng tạo thi nhân mới tung ra đủ các dạng loại thơ, trong đó có thứ thơ tuyên ngôn.  Thơ lặng lẽ lùi dần vào giải trí, tức là thơ đang từ từ trở về nguồn cội của mình, chẳng hiều có phải ý tại ngôn ngoại của Bằng Việt là vậy ? Hay là một tiếc thương thứ thơ Tuyên Ngôn (nào đó) đã tự tử vai trò lố bịch?

    Thất vọng 2: Thì cứ cho là các ông Ép, ông Rô, gần với thời ta hơn và các ông Mai, ông Ê.  xa hơn chút nữa là những đỉnh thơ chói lọi của nước Nga, thậm chí phồng là đỉnh thơ nhân loại.  Các ông ấy mỗi người sống và chết theo kiểu của các ông ấy, kẻ chạy trốn tổ quốc, kẻ xám hối bắn súng vào đầu, kẻ điên loạn khi không được vinh tụng tự treo cổ hoặc chết theo số phận sinh tử của tạo hóa.  Chẳng lẽ các ông ấy chết đi thì thi đàn nước Nga hay thi đàn nhân loại cũng chết theo?  Tôi xin được cúi đầu làm theo Bằng Việt kính trọng các thiên tài và tạ ơn các thiên tài đã cho chúng ta hưởng sướng những vần thơ kỳ diệu, làm thơm đẹp thêm cho cuộc đời.  Nhưng tôi quyết không bi quan về sự ra đi của các thiên tài đem đến một hệ lụy mất trắng thi ca.

    Thất vọng 3: Mời cùng đọc bốn câu đáp buông tuồng (chữ của BV) của Bằng Việt cho câu hỏi của chính anh Thơ Còn Gì Hôm Nay?

    Thơ thời đại vừa sặc sỡ vừa buồn/ Nhiều sexy, ít nghĩ về hạnh phúc/ Nhiều đòi hỏi mà chả cần trách nhiệm/ Dễ buông tuồng, nhưng rất ghét tuyên ngôn!

    Đò đưa thơ tôi, Bằng Việt giới thiệu tôi là người làm thơ cùng thời với anh, anh nói vậy là có ý nâng đỡ tôi, chứ thực ra tôi chỉ là lớp sau, lớp em anh nhiều cấp độ thơ, bởi cho đến hôm nay, khi anh đã trên đỉnh, tôi vẫn dưới chân núi  trong lán nhỏ học làm thơ thời đại, định sáng mai bắt đầu tập leo núi thơ theo sức của mình.  Thế mà anh nỡ hạ câu Thơ Thời Đại Vừa Sặc Sỡ Vừa Buồn…Đọc câu thơ của anh mà chân tôi tự khuỵu.

    Trong lớp học làm thơ thời đại chúng tôi có khá nhiều ( nếu tôi viết rất nhiều, anh sẽ bảo là tôi bịa) các em các cháu.  Chúng hồn nhiên tươi tắn như cỏ như hoa, nhuần thắm như mưa như nắng và dữ đội như sóng kình sóng đà trên biển cả.  Chúng tôi yêu nhau như anh em, bầu bạn, dù có người kém thua tôi đến nửa thế kỷ tuổi.  Chúng học ở tôi cái từng trải và tôi học ở chúng niềm tin yêu cuộc đời.  Chúng tôi đọc thơ cho nhau nghe mà sung sướng đến tận từng lỗ chân lông cảm xúc.  Thưa anh Việt, thơ sặc sỡ mới đẹp làm sao, chúng tôi luôn luyện rèn để viết được những câu thơ Vừa Sặc Sỡ Vừa Buồn, đạt đến cập độ thơ vừa sặc sỡ vừa buồn thì đúng là tuyệt phẩm thơ phải không anh? Chúng ta chẳng đã thừa nhận Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ nôm nước Việt.  Cấp độ sexy của bà Hương có lẽ độc nhất vô nhị trên thi đàn nhân loại.  Anh sẽ bảo đấy là thứ sexy trong veo, còn thứ sexy bây giờ nhảm.  Ôi, cái yếm thời bà Hương chỉ buộc hai dây cổ, quả nhũ đung đưa chẳng lẽ kém sexy hơn chiếc xu bây giờ bó yên trái nhũ? Và ai bảo sexy không là phần quan trọng ( nếu không nói là quan trọng nhất) của hạnh phúc? Còn hai câu sau: Nhiều đòi hỏi mà chả cần trách nhiệm/ Dễ buông tuồng, nhưng rất ghét tuyên ngôn! Xin dành riêng hai câu này để anh đọc, bởi tôi thực chẳng hiểu cái anh bảo thơ bây giờ nhiều đòi hỏi là đòi hỏi cái gì? Chà cần trách nhiệm là trách nhiệm với ai? Thời cụ Gióng dân ta nhổ tre làng Ngà đánh giặc, thời Cụ Hồ chúng ta dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ, chứ có ai nhổ tre làng Ngà bắn máy bay Mỹ đâu.  Tất nhiên, với thế hệ con cháu ta, chúng sẽ chẳng thể dùng súng trường bắn rơi tên lửa tầm xa, mà chúng sẽ có một thứ vũ khí mới do chúng sáng tạo ra mà bảo vệ Tổ Quốc.  Hà cớ chi, Cha mẹ chúng lo bò trằng răng là chúng vô trách nhiệm? Anh dùng các từ Đòi hỏi, Trách Nhiệm…là những chữ do quá lạm dụng đã trở nên sáo mòn vô duyên trong ngôn ngữ thơ, tất nhiên chúng vẫn có giá trị nhất định trong thứ thơ mà anh gọi là Thơ Tuyên Ngôn, và cho đến thời đại này anh vẫn thấy thích thơ Tuyên Ngôn thì anh cứ việc làm Thơ Tuyên Ngôn, không ai cấm và cũng chẳng ai bài xích.  Còn chúng tôi, trai gái trẻ già lớn bé, tiếng lòng chúng tôi ngân nga thành vần điệu thế nào thì cứ để chúng tôi đồng cảm, chia sẻ với nhau như thế, chúng tôi chẳng có tuyên ngôn gì cả, nếu có thì đó chỉ là tuyên ngôn tiếng lòng.

    Thưa Bằng Việt và các fan thơ Bằng Việt, sau gần bốn chục năm mới gặp lại nhau, Bằng Việt tay bắt mặt mừng có lời nâng đỡ tôi, mà tôi lại đáp anh những lời này, thực là không phải, không nên, lòng áy náy quá, nhưng tính tôi khổ vậy, ai lập ngôn điều gì về thơ mà tôi chưa thấu hiểu, thấy chưa công bằng thì nhất định là tôi thưa gửi.  Vì vậy, mong anh khu vực những dòng viết này trong phạm vi tôi nghĩ về thơ, và mượn anh để dẫn chứng cái nghĩ của mình.  Bộc bạch này tuyệt nhiên không ẩn ý gì khác và không liên quan gì đến tình bạn thơ của chúng ta…

    Tôi đã bỏ bài viết ở dòng ba chấm này…Và tụng niệm Bài Thơ Trằn Trọc tôi từng tụng niệm nhiều năm nay trước khi đi ngủ / Trằn trọc là trằn trọc ơi/ Đêm đã khuya rồi sao chửa ngủ say/ Trằn trọc bẻ khục ngón tay/ Ai đè ngực xuống để rây điệu buồn/ Vì sao trằn trọc lại buồn/ Chuyện đời nước chảy trôi luôn bọt bèo/ Lỗi lầm nước đã cuốn theo/ Đời người tránh được bao nhiêu lỗi lầm/ Đêm tôi chỉ có một mình/ Một mình đêm/ Với một mình trằn trọc tôi…/  Tụng đều như thế, sáu đêm liền, đến đêm thứ bảy tụng hoài mà không sao dỗ được giấc ngủ, tai chỉ nghe thao thảo tiếng thơ cười, tôi vội vàng đứng lên, chạy lại gía sách và cầm cuốn thơ của Bằng Việt, hối hả đọc tiếp phần thơ chưa đọc sau bài Thơ Còn Gì Hôm Nay?

    Phần 2 của sách thơ là phần Thơ dịch, tuyển chọn từ các tác giả thế giới thế kỷ 20, từ trang 421, đến 488, gồm 38 bài, đa phần là thơ Nga, ngoài ra là Ấn Dộ, Mỹ, Tây Ban Nha, Áo, Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Bỉ, Chi Lê, Hy Lạp, Bungari, Bồ Đào Nha, Sasena, Angôla…Với cách sắp xếp thứ tự theo năm sinh của tác giả, ý rằng thi đàn thơ công bằng, không phân biệt dân tộc lớn nhỏ, thi đàn thơ cường quốc hay nhược tiểu.

    Tôi đọc lướt bài đầu của Pushkin Buổi tối mùa đông, tiếp theo bài của Lermontov Bài ca ru con Cô dắc, vì đã đọc bằng nguyên bản khi học tiếng Nga, rồi lại lướt lướt và đến bài số 7 của nhà thơ Mỹ C. Sandburg nhan đề Ba Tiếng, tôi vừa đọc vừa reo lên: Bằng Việt đây rồi, đây rồi, đây rồi…

    Ba Tiếng

    Ba tiếng uy nghiêm như ba hòn đá tảng:

    Tự Do – Bác Ái – Công Bằng

    Tôi nghe tự ấu thơ và tôi tự hỏi:

    Vì ba tiếng ấy thôi

    Mà sao hàng vạn người tự nguyện chết trên đường?

    Các cụ già còn vuốt râu, truyền lại tiếp cho tôi

    Ba tiếng khác khắc ghi như di chúc,

    Ấy là: Mẹ - Gia đình - Trời đất,

    Dẫu có quên gì ba tiếng ấy đừng quên!

     

    Nhưng một lần, cũng các bậc cao niên

    Các cựu chiến binh huân chương đầy ngực,

    Lại khuyến cáo cùng tôi, giọng ngân dài như hát:

    Rằng: Đức Chúa - Bổn Phận - và Bất Tử

    Mới xứng đáng là ba tiếng thiêng liêng, không thể xa rời!

    Kim đồng hồ tháng năm tích tắc mãi chuyện đời:

    Lại nghe từ nước Nga xa xôi rộng lớn,

    Bao nhiêu thợ thuyền, dân cầy… cầm súng

    Đồng thanh hô: Đất Đai – Bánh Mỳ - Hòa Bình!

    Họ sẵn sàng đánh nhau, chết vì ba tiếng ấy!

     

    Tôi cũng dần gìa đi…sau bao lời răn dạy!

    Một lần, trên bến tầu nước Mỹ

    Tôi bắt gặp một anh lính thủy

    Với cô gái trẻ măng ngồi ngả ngớn trên đùi

     

    Anh ta bỗng bảo: “ Nếu em cho anh nói ra ba tiếng,

    Coi như ba điều ước của anh,

    Thì phút này, anh sẽ kêu to: “ Trứng và xúc xích”,

    ” và còn gì nữa nào? “ – Cô gái đang yêu, bả lả cười tinh nghịch…

    ” Còn nữa, tất nhiên, em yêu,

    Anh muốn xin em nốt một miếng tình!”

    Bằng Việt là nhà thơ dịch thơ, vì thế chắc chắn anh chọn bài thơ hay, đã đành, và tất nhiên cái hay ấy phải  tri kỷ tri âm với tấm lòng thơ anh, nên việc anh chọn dịch bài thơ Ba Tiếng này, tôi hoan hỉ cho rằng anh đã mượn thơ người nói thay tấm lòng anh cảm nghĩ về thơ để lập ngôn thơ.  

    Xin mượn anh câu kết của bài thơ anh dịch để kết khúc đò đưa Thơ Thẩn Với Thơ Cùng Bằng Việt này: Anh muốn xin em nốt một miếng tình!

     

    Nguyễn Nguyên Bảy

    Tác giả gửi www.trieuxuan.info

     

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập47,710,012

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!