Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập51,437,903

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Những bài báo

Lê Anh Xuân: “Phải viết trên nền lịch sử và nỗi đau lớn”

Trầm Hương

  • Thứ năm, 17:17 Ngày 18/01/2018
  • Ngày 24.5.1968, nhà thơ Lê Anh Xuân hy sinh trong căn hầm bí mật tại ấp Phước Qu3ang, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, Long An khi mới 28 tuổi, kịp để lại cho cuộc đời môt văn nghiệp lộng lẫy. Quyển nhật ký của anh chứa đựng một giá trị lịch sử nhân văn, gợi mở một tác phẩm lớn nếu như anh còn được sống, là di sản quý báu cho người sau. Với góc nhìn của người cầm bút, tôi thấm thía tuyên ngôn văn học của anh “Phải viết trên nền lịch sử và nỗi đau lớn”.

    Anh đã sống và tắm trong nền lịch sử, góp phần viết nên bản anh hùng ca Mậu Thân 1968 bằng chính máu của mình. Yêu, bị phản bội, lao vào chiến trường, hy sinh là nỗi đau  đủ làm bao trái tim nhói buốt, tiếc thương. Nhưng với Lê Anh Xuân, anh yêu, được yêu, đang có trong tay mọi điều đáng ao ước: một gia tộc danh gia vọng tộc, một chỗ đứng cao sang của giới trí thức, một mối tình rực rỡ, thắm thiết. Chàng - giảng viên trường Đại học Tổng hợp hà Nội. Nàng - du học sinh yêu nhau và đã hứa hôn – một cặp đôi hoàn hảo. Hạnh phúc của họ được người thân nâng niu, vun đắp. Nhưng anh tạm gác lại hạnh phúc lộng lẫy của riêng mình, vượt Trường Sơn, lao vào chiến trường nóng bỏng, để được tắm trong lịch sử và nỗi đau dân tộc, với khát vọng viết nên những tác phẩm lớn cho thời đại mình đang sống. Phải xa người mình yêu thương, phải nén lại một hạnh phúc đang hiện hữu, ngỡ như đang cầm, nắm được trong tay vào ba lô, vượt qua những cung đường đèo dốc, mưa bom bão đạn Trường Sơn vì một hạnh phúc lớn lao hơn, là khát vọng thống nhất đất nước, những đôi lứa đang được sống trong hòa bình càng thấy được nỗi đau lớn mà anh hứng chịu.  Trong nhật ký, anh không nói lên “tham vọng” viết nên tác phẩm lớn đáng trân trọng này nhưng cách anh tư duy, ghi chép tỉ mỉ, những trăn trở, ưu tư, ngưỡng mộ, đau xót đã cho chúng tôi, những người sống sau anh hiểu được anh đang ấp ủ, cách tư duy, lao động sáng tạo để  có được một tác phẩm lớn. Trở về miền Nam, trở lại quê hương, anh chạm đến nỗi đau của những con người thuộc số đông thầm lặng. Những người mẹ, người bà, người nông dân, những cô gái chân chất, những nữ du kích anh hùng, những người vợ góa, những chiến sĩ tóc dài... không chỉ có kỳ tích chiến đấu mà ẩn chứa bên trong nỗi đau của một dân tộc bị chia cắt, bị đẩy vào máu lửa cuộc chiến tranh mà hai bên “phe ta” và “phe địch” chỉ vì một chữ ký trong một hiệp định lịch sử phải chia lìa, chia rẻ, đẩy đến thế đối đầu, chém giết nhau, phải chịu đựng nỗi đau quá lớn do những thế lực chi phối lịch sử gây ra. Gia đình anh cũng là hiện thân nỗi đau bị chia cắt. Nỗi đau ấy hiển lộ trong từng gia đình mà anh gặp, sau khi trở về quê hương. Đó là bà hai Mập có co bị bắt đi lính chính quyền Sài Gòn chết trận, đi tìm mồ mả con than khóc khiến những tên lính cám cảnh, mủi lòng cảm thán cho người mẹ mất con mà cho chính số phận của họ: “Nếu con chết không biết má có than khóc như thế không?”. Người mẹ ấy lại có 5 đứa con đi tòng quân cho cách mạng. Cũng người mẹ ấy phải đối mặt với nỗi đau đớn, giằng xé ngay trong chính người thân của mình “Dì ruột của bà Hai đi sang ở Bến te (chiêu hồi). Bà thương nhưng coi như kẻ thù. Dì ruột có đứa con gái tức là vợ Tư Lùn đi lấy lính, lính đi hái lá cách xào nhái bị lựu đạn nổ chết. Sau về Bến Tre lấy lính nữa”. Nỗi đau của gia đình bà Hai khá phổ biến ở miền Nam khi đất nước bị chia cắt. Vì đâu họ phải gánh chịu nỗi đau quá lớn?! Với góc nhìn biện chứng của nhà sử học và trái tim đa cảm của thi sĩ, trong dòng chảy cuồn cuộn của cuộc kháng chiến dường như không dành cho cái tôi bé nhỏ, Lê Anh Xuân đã rất thấm nỗi đau này và dấn thân đi tìm lời giải đáp. Với nỗi đa cảm ấy, nhà thơ thấu cảm nỗi đau của bà chủ tiệm bám hòm vô danh, bởi bà có đứa con bị bắt lính, cứ lo lắng, thắt thỏm khi có bọn lính đến mua hòm. Và rồi bà đau đớn khi mình bán hòm mà con chết không có cái hòm để chôn, thân xác bị dùi dập chỉ còn là một đống.

    Những ghi chép của anh về những con người vô danh sao mà nhói tim: một thanh niên leo dừa cao 10 mét bị té ngã,  vào nhà thương Bến Tre, vẫn tìm cách trốn lính, bỏ chạy bị lính rượt bắn theo. Một “Chú Năm” bị lính bắt tra tấn bằng cách đứng dựa vào vách, chúng kê khúc gỗ sau lưng rồi lấy chày vồ đập hơn 100 cái vào ngực. Bị lính đá giày sắt gãy một be sườn vẫn tìm cách trốn thoát. Bị bắt lại, chúng bắt ông nhốt trong thùng sắt úp lại, dội nước ở bên ngoài. Một cán bộ bị truy lùng, ẩn trong hầm bị rít cắn, không thầy thuốc nào dám chữa chạy do sợ bị vạ lây... Lật trang bất kỳ nào, chạm vào đâu quyển nhật ký của anh, tôi cũng chạm vào nỗi đau thống thiết của những số phận bé nhỏ của con người. Chị Ly vì nghèo, mới sinh con được 4 tháng phải đi ở đợ cho nhà địa chủ. Con đau sắp chết chị trốn về: “Thấy con chị chộp hốt con vào lòng, kề vú cho con bú. Thương con chị khóc nức nở. Đứa con 9 tháng suy yếu gầy gò bám sát núm vú mẹ, hai mắt nhìn mẹ”. Vậy mà bọn người tàn độc nỗ rứt đứa bé ra khỏi vòng tay mẹ, đóng trăn chị đem về xã, đòi chồng chị trả số tiền chị đã ứng trước, mặc cho chị phân trần “tôi ở cho cô mỗi tháng 5 đồng, mà tôi đã ở 4 tháng rồi, tôi lấy trước có 10 đồng, như vậy tôi không thiếu cô”.  Tên địa chủ nhẫn tâm đánh chị túi bụi. Từ những trang nhật ý  ố vàng anh để lại cho cuộc đời, tiếng khóc than những phận nghèo, những giọt nước mắt vẫn xuyên thấu và thấm ướt bao trái tim con người.

    Những con người anh hùng trong nhật ký của anh quá lộng lẫy, nhiều dáng nét. Anh ngưỡng mộ người anh hùng Nguyễn Văn trỗi với tấm lòng trong sáng, chân thành để viết nên trường ca Nguyễn Văn Trỗi. Anh ghi chép tỉ mẩn những người nông dân chân đất, khi bị bắt vào tù thật kiên trung, khí phách. Anh phác họa chân dung những em bé Nam bộ sớm trở thành người lớn và lớn hơn số tuổi từ lòng yêu nước hun đúc từ cha mẹ, quê hương. Anh dành tình cảm đặc biệt cho những bà mẹ nghèo, dám chết để bảo vệ bí mật cách mạng, bảo vệ cán bộ; những bà mẹ mưu trí, dũng cảm khi lịch sử chọn những con người bình dị ấy làm những chiến sĩ trong đội quân tóc dài trùng điệp, làm lung lay chính quyền Sài Gòn. Anh viết nhiều về chân dung những nữ chiến sĩ kiên cường, gan góc, dạn dày trong chiến đấu mà tràn ngập nữ tính, yếu mềm trước người thân, đồng đội. Anh khắc họa chân dung những nữ du kích bám trận địa đánh giặc, tải thương, chuyển đạn  bằng tất cả lòng trân quý “Mùng một Tết rủ ra ruộng lượm ốc bắt cá ăn để chuyển đạn. Người ta đi coi xi- nê ào ào, mình lủi trong rừng đếm đạn”. Những cô gái đẹp trốn nhà làm cách mạng, đi qua bom nổ chậm, chạy đua với pháo... “Tiểu đội nữ cùng mặc chung quần áo, thương nhau hơn chị em ruột./ Trước khi đi tải thương, chuẩn bị mua chanh, nửa ký đường cát (xuất tiền túi) để cho chiến thương...”.  Anh viết về những hy sinh, mất mát mà phụ nữ là giới gánh chịu nhiều hệ lụy trong cuộc chiến tranh. Anh dành cho những người lính đơn tuyến sự thấu cảm sâu sắc khi phải sống cuộc sống hai mặt giữa lòng địch, những lằn ranh sống chết, anh hùng và phản bội chỉ trong một đường tơ.

    Cuộc chiến tranh ác liệt cũng bộc lộ nhiều vấn đề con người, những góc khuất sâu thẳm. Nhật ký của anh cũng nhắc nhiều đến những con người bỏ ngũ vì không chịu đưng được hy sinh, gian khổ; cũng có người bỏ ngũ vì bất đồng lãnh đạo. Anh cũng ghi chép tỉ mỉ những “anh hùng cá nhân”, những phút yếu đuối của chình bản thân mình, những giằng xé giữa hạnh phúc riêng tư và con đường đi đến chiến trước ác liệt để “sống với lịch sử”. Anh cũng không ngần ngại nói về sự yếu mềm của bản thân mình, những cám dỗ và nghị lực để vượt lên những giây phút thấp hèn để được là mình, xứng đáng với tình yêu cao đẹp anh đã dành cho người con gái duy nhất trong trái tim anh. Xếp lại mối tình lộng lẫy vào ba lô, cất giữ người thương trong trái tim thanh xuân, tiếp cận chiến trường, sống trên nền lịch sử với đất và người hơn cả huyền thoại, anh rung cảm mãnh liệt để viết “Không đâu như ở miền Nam”....

    Như một định mệnh, nếu như có gần 40 đoạn Lê Anh Xuân viết về người yêu của mình thì tần suất về chi tiết những căn hầm bí mật xuất hiện khá dày đặc trong nhật ký của anh. Những căn hầm bí mật anh đã từng trú ẩn, được  che chở bằng tấm lòng của nhân dân. Ngay những ngày đầu trở lại quê hương, anh đã nếm mùi chun hầm tránh đạn: “Chạy máy bay cả ngày. Lúc phản lực đâm xuống, tiếng gầm rú nghe kinh khủng. Bác  Hai ở trong hầm run thật tội nghiệp. H. càng thương và thông cảm với đồng bào... Mấy hôm đầu chưa quen, H. có lo. H. có sợ chết không? H. có lo nhưng thấy mấy anh du kích, giải phóng quân cùng tuổi như H. còn gian nan, nguy hiểm hơn H, nhiều. Vì thế H. càng dạn dần với bom đạn...”. Vật lộn với những cơn sốt rét, tối làm thơ, ban ngày anh cố sức đào hầm cho mình và đồng đội trú ẩn, một công việc như nhiệm vụ thường ngày của bất cứ cán bộ, chiến sĩ trong vùng căn cứ, như lời kể của nhà  văn Anh Đức: “Trước khi trận càn Junction City diễn ra, cơ quan lo chuẩn bị chống càn. Tôi và Hiến lãnh đào một cái hầm bí mật để cơ quan cất giấu tài liệu. Rủi cho chúng tôi là chọn chỗ đào hầm ở gần một gò mối, đất rất rắn. Hai anh  em luân phiên, mỗi người xuống đào độ nửa tiếng. Nhưng hễ lần nào tôi xuống đào được chừng hai mươi phút thì Hiến cũng giục tôi lên để Hiến xuống. Đó là một nét đức tính của Hiến, luôn muốn dành phần cực về mình. Tôi và Hiến phải vật lộn với cái hầm ấy tới bốn ngày mới xong...”.  Những đồng chí, đồng đội của anh cũng từng được nương tựa, được cứu sống. Để đánh giặc, tránh bom pháo, đồng bào chiến sĩ miền Nam đào hầm bí mật, đào địa đạo chiến đấu. Sức mạnh Việt Nam được giấu trong lòng đất, lòng dân để tồn tại. “Đacôta ban đêm la kêu hàng xong bắn một dây pháo bầy. Ăn, ỉa, đái dưới hầm địa đạo”. “Oanh sốt rét 10 ngày dưới hầm không ăn uống. Nhìn mặt lần cuối cùng, chạy đi...”. Thật cảm động khi đọc những ngày cuối cùng của Lê Anh Xuân, vào đợt hai chiến dịch Mậu Thân. Dự cảm nào để anh viết những dòng nhật ký vào ngày 6.5.1968: “5 giờ chiều đi. Những cây thốt nốt chiều buồn bã đứng cô độc phía chân trời...”. Nơi anh hành quân đến ngày càng ác liệt, vào  thứ 4, ngày 15.5.1968: “Trực thăng rà sát. Qua vườn dứa. Lội qua nhiều rạch. Cánh trực thăng rơi. Ướt hết đồ. Chạy muốn đứt hơi. Các cô gái ướt như chuột. Ngồi trên bờ Vàm Cỏ Đông  chờ đò máy. Về trạm Năm Chí. Ngủ trong hầm tránh pháo. Sáng qua đám lá bên sông. Cùng đi với sáu Tân, cô Nga. Qua gặp X.Vũ, Đức chiếu phim. Nói chuyện trên nóc hầm tránh pháo. Trở lại bờ sông gặp trang Phượng, Hằng, biết tin Thảo ở khu 3 vẫn khỏe”. Lực lượng cách mạng những ngày ác liệt này tựa vào dân, được giấu trong những căn hầm bí mật giữa vùng xôi đậu. Thứ năm, ngày 23.5.1968, anh còn viết nhật ký, về căn hầm bí mật bất ổn: “Sáng ra nghe lính vào. Mõ đánh. H và Thảo ra tát HBM sình. Chú Tám Nghệ ra dắt đi hầm khác”. “Hầm khác” Lê Anh Xuân trú ẩn là căn hầm anh hy sinh cùng Hồng Tân- nguyên sinh viên khóa 5 khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ cuối cùng anh viết từ nền lịch sử người chiến sĩ biệt động hy sinh trong tư thế đang đứng bắn. Anh đã tạc vào thi ca Việt Nam tượng đài bất tử về một dáng đứng Việt Nam.

    Mãi sau mấy mươi năm sau ngày hòa bình, bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh- nguyên chiến sĩ Đội y tế tiền phương đã phục vụ và chiến đấu ngay chiến trường ác liệt ở Cần Đước mới có dịp kể về “Những ngôi nhà trong lòng đất”-  cách anh ví von gọi những hầm bí mật: Cuộc chiến năm Mậu thân (1968), khi nói tới hầm bí mật, người ta luôn nhắc đến cái tên huyền thoại Lê Anh Xuân, bởi khí phách kiên cường của Anh đã trở thành bất tử trong họ. Cái tên của anh cũng ở trong tôi, cùng hành quân theo tôi qua các chiến dịch, dưới từng căn hầm bí mật trong những tháng ngày "gian lao mà anh dũng". Nhưng vì sao hễ nằm trong hầm bí mật thì ai tự nhiên cũng nhớ tới Lê Anh Xuân, người anh hùng đã hy sinh trong chính ngôi nhà dưới lòng đất? Rồi thầm nhắc mình: "Phải coi chừng cái lỗ thông hơi chết người đó nghen!".

    “Các đồng chí lãnh đạo cũng kể cho chúng tôi nghe về sự hy sinh của nhà thơ Lê Anh Xuân chính là do cái lỗ thông hơi của căn hầm bí mật bị nghẹt. Các đồng chí cho rằng, khi đưa các nhà thơ chiến trường xuống một trận địa "lạ nước lạ cái" như vầy, nhưng người ta quên mất đã không sanh hoạt phổ biến kỹ càng cho các anh biết cách xử lý hầm bí mật. Trong một trận địch càn, sau khi tìm dấu được hầm bí mật, nhà thơ đã vội vàng xuống đó, gạt các xác lá cây ngụy trang, nhưng vì trước đó không biết được đặc điểm của căn hầm nên tình cờ, lỗ thông hơi của hầm mà ông trú ẩn bị bịt lại. coi như đường thở duy nhất bị nghẹt. Phía trên hầm lúc đó lính đang rà soát, anh thà chết chứ không để mình lọt vào tay giặc, một mình quyết tử dưới hầm. Mãi đến chiều, khi giặc bỏ đi, người ta mở nắp hầm lên mới thấy anh đã ngưng thở từ lâu, toàn thân lạnh cứng. Hành động quyết tử phi thường đó đã cướp đi của chúng ta một nhà thơ tài năng, một chiến sĩ văn hoá kiên cường tại mặt trận tiền phương Nam Sài Gòn Gia Định”

    Có những chiến sĩ đã nằm xuống, không chỉ mang khí phách anh hùng, mà còn để lại những bài học phải trả bằng xương máu. Tưởng như nhà thơ có "Dáng đứng Việt Nam" ấy đã mất đi là hết, những thật sự anh đã là ân nhân cứu mạng của chúng tôi trong một trận càn và đó cũng chính là điều làm cho chúng tôi mãi nhớ đến anh.

    Anh hy sinh, không kịp viết những đề tài ấp ủ trong nhật ký, về “viên đạn Mỹ” (người chết trận Bình Giã để lại viên đạn Mỹ, bọc trong dấy dán cẩn thận), về “Tấm ảnh”, “Mái tóc”, “Câu chuyện về ba đời vợ, “Cha con”, “Bà Tư Vườn”(Theo cảm nghĩ của nhà thơ, bà là một nhà văn, một nhà ngôn ngữ, một nhà cách mạng, một bà mẹ Việt Nam, một diễn viên đại tài)... Hai mươi tám tuổi, anh để lại cho cuộc đời những tác phẩm viết từ nền lịch sử và nỗi đau lớn của dân tộc, từ thân phận con người trong chia cắt, bom đạn, máu và nước mắt. Nhật ký của anh là di sản quý báu cho thế thệ mai sau. Những người trẻ sẽ viết tiếp những trang anh chưa kịp viết. Những ngày kỷ niệm Mậu Thân này, đọc nhật ký anh, càng thấm thía tuyên ngôn nhà thơ, người anh hùng “Phải  viết trên nền lịch sử và nỗi đau lớn”.

     

    Trầm Hương

     

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập51,437,903

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!