Tìm kiếm

Lượt truy cập

  • Tổng truy cập47,227,438

Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

     

    Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

    *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

    WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

    Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

    The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

    Enjoy life, enjoy Arita experience!

Tư liệu sáng tác

Hai bà Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân và Lê Ngọc Bình

Tư liệu

  • Thứ tư, 18:36 Ngày 18/07/2012
  • Lê Ngọc Hân

    Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]

    Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.

     

    Bắc cung hoàng hậu

    Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh"[2]. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

    Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Chiêu Thống.

    Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

    Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.

    Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. [4]

    Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.

     

    Hoàng thái hậu yểu mệnh

    Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.

    Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

    Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.[5]

    Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

    Song theo Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng trong sách Các triều vua Việt Nam thì đang khi nội bộ triều Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, bà dẫn hai con đi trốn, đổi họ tên sống lẫn trong dân ở Quảng Nam. Không lâu sau bị phát hiện và bị bắt. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự vẫn, hai con bị thắt cổ chết. Khi ấy là năm Kỷ Mùi (1799).[6]

     

    Sự trả thù của nhà Nguyễn

    Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền [7] vì thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết Lâm của bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

    GS. Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này: "Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".

    Gần 50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ công lao của Chiêu nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu. Không ngờ, có viên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã lên quan tố giác về việc thờ "ngụy Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức [8].

     

    Em gái

    Em gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh. Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795), Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.

    Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh), sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau: Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... Dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[9]

    Khi nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu:

        Số đâu có số lạ lùng

        Con vua lại lấy hai chồng làm vua.

    ____

        ^ Thăm chùa Kim Tiên: Qua "Ai tư vãn" của Công chúa Ngọc Hân.

        ^ a b Theo TS. Trương Văn Quả, tr. 331.

        ^ Theo Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng và Hoàng Lê nhất thống chí, nhưng theo cuốn Ngự chế ngọc phả ký thì Lê Ngọc Hân là con gái thứ 21 (chú thích của TS. Trương Văn Quả, tr. 331).

        ^ TS. Trương Văn Quả (tr. 332) ghi tên là Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Văn Đức.

        ^ Năm bài văn tế này đã được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm tìm thấy và công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà Nội.

        ^ Theo Các triều đại Việt Nam của Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh niên, 1999, tr 268-269. Ý kiến của TS. Trương Đức Quả: "Không rõ chi tiết trên đây dựa vào tư liệu nào, và cũng không rõ phe phái nào đã bắt giết mẹ con bà" (tr. 332).

        ^ Năm 1786 khi Lê Hiển Tông mất, bà Huyền mới 33 tuổi, nghĩa là năm đó bà Huyền mới 51 tuổi.

        ^ Theo Các triều đại Việt Nam, sách đã dẫn. Theo Quốc sử di biên, vào năm 1843, nhân một vụ kiện giữa viên chánh tổng tên là Phụng với dân làng Phù Ninh, vua Thiệu Trị đã ra lệnh khai quật mộ mẹ con Ngọc Hân, rồi ném hài cốt xuống sông Nhị Hà (sông Hồng), đồng thời cho đem nhà thờ, ruộng thờ ra bán hết (dẫn theo TS. Trương Đức Quả, tr. 332).

        ^ Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì việc biên dịch. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010, tr. 75.

        ^ Phạm Trường Khang, sách đã dẫn, tr 108.

        ^ Phạm Trường Khang (sách đã dẫn, tr 109) và Lê Nguyễn (sách đã dẫn, tr 129-138).

     

    Lê Ngọc Bình

    (? - 1810[1]) là công chúa nhà Hậu Lê, hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam vợ của Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản và sau đó là vợ vua Gia Long Nguyễn Ánh.

    Lê Ngọc Bình (chữ Hán: 黎玉萍) là con gái út (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Ngọc Bình là em gái công chúa Lê Ngọc Hân còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân[2].

    Về năm sinh của bà, các nguồn tài liệu nêu khác nhau. Giai phẩm Tây Sơn cho rằng Lê Ngọc Bình sinh năm 1783, khi vua cha Hiển Tông đã 67 tuổi, kém chị Ngọc Hân 12 tuổi và bằng tuổi vua Cảnh Thịnh[3]. Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung trong sách "Mười tám vị công chúa Việt Nam" cho rằng Ngọc Bình sinh năm 1775, chỉ kém Ngọc Hân 4 tuổi và hơn Cảnh Thịnh 8 tuổi[4].

     

    Chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn

    Năm 1795, sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn.

    Sử sách không ghi về người con nào của bà và vua Cảnh Thịnh.

     

    Đệ tam cung nhà Nguyễn

    Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) có đoạn: Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... Dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[5]

    Mặc dù có lời can ngăn, nhưng sau đó Lê Thị Ngọc Bình vẫn được phong làm phi, và sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn[6].

     

    Bà mất năm 1810, khi tuổi đời còn khá trẻ.

    Chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, cả hai bà đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Từng có người cho rằng người lấy Nguyễn Ánh là Ngọc Hân nhưng trên thực tế Ngọc Hân đã mất từ năm 1799.

    _____

        ^ Theo Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 105

        ^ Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 102

        ^ Lê Ngọc Hân và Lê Ngọc Bình

        ^ Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 102

        ^ Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì việc biên dịch. Nhà xuất bản Khgoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010, tr. 75.

        ^ Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 105.

     Wikipedia

     

    Tìm kiếm

    Lượt truy cập

    • Tổng truy cập47,227,438

    Công ty TNHH TM DV Green Leaf Việt Nam

       

      Là Công ty Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam! Năm 2019, Green Leaf VN có hơn 500 xe du lịch từ 4 chỗ đến 50 chỗ, đời mới, đạt 150 ngàn lượt xuất bãi. Tỷ lệ đón khách thành công, đúng giờ đạt 99.97%.

      *Nhân viên chăm sóc khách hàng người Nhật luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng...

    Arita Rivera Hotel: Sông Hàn một bên, bãi biển Mỹ Khê một bên! Khung cảnh lãng mạn, tiện nghi hoàn hảo.

      WELCOME TO EX LUXURY DA NANG (PREVIOUSLY NAME ARITA RIVERA)

      Located by the romantic Han River with an unique architectural, Arita Rivera is truly the classy boutique hotel in this beautiful coastal city. With unique architecture, using the balcony as a highlight for airy space, all rooms are modern, comfortable. This is a paradise for couples who want to experience romantic vacations.

      The Arita Restaurant & Bar on the 11th floor is open 24/7. This is where you can enjoy fine Asian and European cuisine from professional chefs, enjoy unique cocktails and view the city from the brightly-colored banks of the Han River or relax at the rooftop infinitive swimming pool.

      Enjoy life, enjoy Arita experience!